Chức năng, nhiệm vụ chính của các đơn vị trực thuộc
(10/10/2019 12:00:00 SA)
VĂN PHÒNG VIỆN
Vị trí và chức năng
Văn phòng Viện là đơn vị trực thuộc
Viện có chức năng tham mưu cho Viện trưởng về công tác kế hoạch, tài chính;
công tác tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý nhân sự, công tác hành chính, quản
trị, bảo vệ nội bộ cơ quan và tổng hợp, điều phối hoạt động của các đơn vị
thuộc Viện theo chương trình, kế hoạch làm việc.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1.
Chủ trì, phối hợp hợp
với các đơn vị trực thuộc Viện xây dựng trình Viện trưởng kế hoạch 5 năm, hàng
năm đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện; hướng
dẫn, tổ chức việc thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc
và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
2.
Tham mưu cho Viện trưởng về công tác tổ chức cán bộ: Xây dựng Đề án vị trí việc
làm; sắp xếp biên chế các đơn vị; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tuyển
dụng, đánh giá và bố trí sử dụng cán bộ; quản lý và cập nhật hồ sơ cán bộ theo
phân cấp của Bộ; thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức và người
lao động trong phạm vi quản lý của Viện và theo quy định hiện hành.
3. Xây dựng dự toán, giám sát chi ngân sách thường xuyên
hàng năm, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ tài chính theo quy định hiện
hành.
4. Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán
của đơn vị dự toán cấp II theo quy định hiện hành. Trình Viện trưởng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của
Viện để báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.
5. Phân bổ và trình Viện trưởng quyết định giao,
điều chỉnh kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị trực thuộc theo
các quy định hiện hành của Nhà nước, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hàng quý,
hàng năm.
6. Tổng hợp, xây dựng
báo cáo về quản lý các nguồn kinh phí viện trợ nước ngoài theo quy định, hướng
dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
7. Tham gia thẩm định, nghiệm thu các đề tài, dự án, các
nhiệm vụ chuyên môn. Phê duyệt dự toán chi tiết một số nhiệm vụ chi từ nguồn
ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước theo quyết định phân
cấp quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn.
8. Thường trực công tác phòng chống tham nhũng, thực hành
tiết kiệm chống lãng phí; thường trực Hội đồng tuyển dụng viên chức, Hội đồng
thi đua, khen thưởng, kỷ luật và Hội
đồng nâng bậc lương của Viện.
9. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý sử dụng con dấu.
10. Thực
hiện công tác quản trị, quản lý tài sản, trang thiết bị của Viện: Phương tiện
đi lại, thông tin liên lạc, quản lý và sử dụng hệ thống mạng máy tính, trụ sở
làm việc, kho, vật tư của Viện; lập kế hoạch, hướng dẫn, quản lý mua sắm và
thực hiện xây dựng cơ bản, sửa chữa và bảo trì nhà cửa, trang thiết bị, vật
dụng phục vụ các hoạt động chung của cơ quan; thực
hiện chế độ báo cáo về tài sản theo quy định hiện hành; thực hiện công
tác trật tự, an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy, nổ, phòng chống thiên tai bão
lụt trong phạm vi cơ quan.
11. Thực hiện công tác lễ tân, phục vụ hội nghị, hội thảo,
sự kiện, khánh tiết, đối nội, đối ngoại của Viện.
12. Quản lý các hoạt động thông tin
tư liệu: Xây dựng chương trình kế hoạch
phát triển thư viện; liên kết mạng lưới thư viện của ngành; trao đổi
thông tin tư liệu với hệ thống thư viện trong nước và quốc tế; lưu trữ, bảo
quản và khai thác các báo cáo dự án, đề tài nghiên cứu do Viện chủ trì và tham
gia; thực hiện dịch vụ về thư viện.
13. Quản lý việc xuất bản các ấn
phẩm, bản tin, quản lý website của Viện theo quy định của pháp luật.
14.
Thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
15. Thực hiện các hoạt động dịch vụ cho các nhiệm vụ, đề
tài, dự án, chương trình trong và ngoài Viện theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý,
sử dụng lao động, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và của Viện.
17. Thực hiện
các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng.
PHÒNG KINH TẾ, CHÍNH SÁCH
Vị trí và chức năng
Phòng Kinh tế, Chính sách là đơn vị
trực thuộc Viện, có chức năng nghiên cứu, tham mưu, tư vấn về các vấn đề kinh
tế, xã hội, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển trong lĩnh vực thủy sản.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1.
Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế -
xã hội, kinh tế phát triển, kinh tế nguồn lợi, kinh tế môi trường và biến đổi
khí hậu trong lĩnh vực thủy sản.
2.
Nghiên cứu đề xuất
xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược phát
triển thủy sản.
3.
Nghiên cứu về tổ chức sản xuất kinh
doanh, các thành phần kinh tế, các mô hình kinh tế trong
lĩnh vực thủy sản.
4.
Nghiên cứu thị trường,
ngành hàng, dự báo cung - cầu thị trường và các dự báo khác có liên quan đến
phát triển thủy sản.
5.
Đánh giá hiệu quả của các chính
sách, đề án, kế hoạch, chương trình, dự án về lĩnh vực thuỷ sản; đánh giá tác
động của kinh tế, xã hội, văn hóa liên quan đến phát triển thủy sản.
6. Điều tra cơ bản các lĩnh vực
về kinh tế môi trường và nguồn lợi, kinh tế thị trường, kinh tế vùng, kinh tế
địa phương, các vấn đề văn hóa - xã hội nghề cá.
7.
Tham gia xây dựng, cập
nhật cơ sở dữ liệu, thông tin về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa; thị
trường, ngành hàng, xúc tiến thương mại, hội nhập quốc tế, phục vụ xây dựng
chính sách, chiến lược phát triển thủy sản.
8.
Tham gia thẩm định các chính sách,
chiến lược và các đề án, kế hoạch, chương trình phát triển thuỷ sản và các
ngành khác có liên quan đến thủy sản; cung cấp các
dịch vụ tư vấn về nghiên cứu kinh tế, chính sách, chiến lược phát triển trong
lĩnh vực thủy sản.
9.
Tham gia đào tạo, tập huấn các nội dung chuyên môn nghiệp
vụ về nghiên cứu kinh tế - xã hội, thể chế chính sách và dự báo phát
triển trong lĩnh vực thủy sản.
10. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, tài chính của phòng
theo quy định của pháp luật và của Viện.
11.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện
trưởng.
PHÒNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ
Vị trí và chức năng
Phòng Khoa học Công nghệ, Hợp tác quốc tế là đơn vị trực thuộc Viện, có
chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Viện trưởng thực
hiện nhiệm vụ quản lý về khoa học công nghệ, đào tạo và hợp tác quốc tế. Nghiên
cứu, triển khai các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo
và hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của Viện.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, tổng hợp, trình Viện trưởng về chiến lược, kế hoạch phát triển
khoa học công nghệ, đào tạo và hợp tác quốc tế của Viện.
2. Phối hợp theo dõi, giám sát, tổng hợp kế hoạch, hỗ trợ các đơn vị trực
thuộc Viện thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ về khoa học công nghệ và các
dự án, nhiệm vụ về đào tạo và hợp tác quốc tế.
3. Tham gia thẩm định, nghiệm thu các đề tài, dự án về chiến lược, chính
sách, chương trình và quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản của các ngành và các
địa phương liên quan đến hoạt động thuỷ sản. Tham gia thực hiện các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án liên quan đến phát triển thủy
sản sau khi được phê duyệt.
4. Tổ chức thực hiện các chương trình phát triển khoa học công nghệ liên
quan đến phát triển thủy sản; các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến
lĩnh vực đào tạo và hợp tác quốc tế.
5. Xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức triển khai các lớp bồi dưỡng, tập
huấn, hội nghị, hội thảo, trao đổi chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm và tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh của Viện với các đối tác trong và ngoài nước.
6. Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện chương trình đào tạo đại học, sau
đại học về kinh tế và quy hoạch thuỷ sản phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, pháp luật.
7. Lập kế hoạch, hỗ trợ, theo dõi nội dung, kết quả
làm việc của đoàn vào, đoàn ra.
8. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật
và của Viện.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng.
PHÒNG GIS, VIỄN
THÁM VÀ MÔI TRƯỜNG
Vị trí và chức năng
Phòng GIS, Viễn thám và Môi trường
là đơn vị trực thuộc Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản có chức năng nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ GIS, Viễn thám và phát triển các công nghệ liên quan
khác để xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lập bản đồ; nghiên cứu,
triển khai các nhiệm vụ môi trường phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, quy
hoạch, phát triển thuỷ sản và các ngành khác có liên quan.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ GIS - Viễn thám và phát triển
các công nghệ liên quan khác để phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, quy
hoạch, phát triển thuỷ sản và các ngành khác có liên quan.
2. Thực hiện các dự án quy hoạch chi tiết, đề án phân vùng, xây
dựng hệ thống bản đồ phục vụ công tác quy hoạch, phát triển thủy sản và các
ngành liên quan.
3. Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu; nghiên cứu và xây dựng các mô hình tính toán, mô hình mô phỏng, kịch bản
phát triển để phục vụ công tác quy hoạch phát triển thủy sản và các ngành khác
có liên quan.
4. Nghiên cứu, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trong ngành thủy
sản và các ngành khác có liên quan.
5. Ứng dụng phần mềm, tư vấn giải
pháp phần cứng, xây dựng hệ thống thông tin; tư vấn, thẩm định cho các dự án
công nghệ GIS – Viễn thám, môi trường trong lĩnh vực thủy sản và các lĩnh vực
khác có liên quan.
6. Tham gia hợp tác quốc tế, tổ chức thực hiện các chương trình phát
triển khoa học - công nghệ, GIS - Viễn thám, môi trường và biến đổi khí hậu liên
quan đến phát triển thủy sản và các lĩnh vực khác có liên quan.
7. Tổ chức, tham gia thực hiện các nhiệm
vụ, dự án điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản.
8. Xây dựng các quy trình, quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức kinh tế, kỹ thuật trong ngành thủy sản và các
lĩnh vực khác có liên quan.
9. Tham gia đào tạo nguồn nhân lực về
công nghệ GIS - Viễn thám và Môi trường.
10. Quản lý nguồn nhân lực, kinh phí, tài
sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân
công của Viện trưởng.
PHÒNG QUY HOẠCH
THỦY SẢN
Vị trí và chức năng
Phòng Quy hoạch thuỷ sản là đơn vị trực thuộc Viện có chức năng nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển thuỷ
sản; nghiên cứu khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản; lập báo cáo đầu tư và
thiết kế các dự án phát triển thuỷ sản phục vụ sản xuất của ngành và địa
phương.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây
dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch kinh tế, sinh thái phát triển thủy sản cấp
quốc gia, vùng và địa phương.
2. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần
phát triển thủy sản cấp quốc gia, vùng và địa phương; quy hoạch các khu bảo tồn
biển, bảo tồn vùng nước nội địa, đất ngập nước, phát triển nông thôn mới.
3. Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch
phát triển ngành hàng, các sản phẩm thủy sản; quy hoạch các trung tâm nghề cá
và các khu, cụm công nghiệp nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản.
4. Khảo sát,
thiết kế kỹ thuật, tư vấn chuyển giao công nghệ; thiết kế xây dựng các chương
trình, dự án và các công trình liên quan đến lĩnh vực quy hoạch thủy sản.
5. Ðiều tra cơ bản các lĩnh vực thủy sản; điều tra phân vùng và đánh giá
các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển thuỷ sản.
6. Tham
gia thẩm định các đề án, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển thuỷ sản
và các ngành khác có liên quan.
7. Tham
gia thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển
thủy sản sau khi được phê duyệt.
8. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu,
tổng hợp tài liệu, số liệu về quy hoạch thủy sản phục vụ công tác quản lý nhà
nước về thủy sản.
9. Đánh giá quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về lĩnh vực thủy sản.
10. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và của Viện.
11. Thực
hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng.
PHÂN VIỆN KINH
TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN PHÍA NAM
Vị trí và chức năng
1. Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam
là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, có
chức năng nghiên cứu kinh tế, quy hoạch phát triển thủy sản, điều tra cơ bản;
khoa học công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế; tập huấn; tư vấn và dịch vụ
về kinh tế, quy hoạch thủy sản, GIS - Viễn thám khu vực phía Nam, đặc biệt vùng
Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam (dưới
đây gọi tắt là Phân viện) có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp
luật.
Trụ sở Phân viện đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tên giao dịch tiếng Anh: Southern Sub-Institute of
Fisheries Economics and Planning (viết tắt là SIFEP).
Nhiệm vụ, quyền hạn
1.
Nghiên cứu:
a.
Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã
hội, môi trường liên quan đến phát triển thủy sản khu vực phía Nam; phát triển
nghề cá cộng đồng và các mô hình tổ chức quản lý phát triển thuỷ sản;
b.
Dự báo cung - cầu thị trường và các
dự báo khác có liên quan đến phát triển thủy sản;
c.
Đánh giá hiệu quả của các chính
sách, quy hoạch, dự án về lĩnh vực thủy sản; đánh giá tác động môi trường và
biến đổi khí hậu trong phát triển thủy sản;
d.
Ứng dụng, phát triển công nghệ thông
tin, công nghệ GIS - Viễn thám, lập bản đồ phục vụ quy hoạch và phát triển thủy
sản;
e.
Điều tra cơ bản các lĩnh vực: khai
thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
2.
Xây dựng quy hoạch phát triển thủy
sản khu vực phía Nam:
a.
Quy hoạch tổng thể, quy hoạch kinh
tế, sinh thái phát triển thủy sản cấp vùng và địa phương;
b.
Quy hoạch các lĩnh vực: khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần phát triển
thủy sản cấp vùng và địa phương;
c.
Quy hoạch các khu bảo tồn biển, bảo
tồn vùng nước nội địa, đất ngập nước, phát triển nông thôn mới;
d.
Quy hoạch phát triển ngành hàng, các
sản phẩm thủy sản; quy hoạch các trung tâm nghề cá và các khu, cụm công nghiệp
nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản công nghệ cao.
3.
Khảo sát, thiết kế kỹ thuật, tư vấn,
dịch vụ chuyển giao công nghệ; thiết kế xây dựng các chương trình, dự án và các
công trình liên quan đến lĩnh vực kinh tế và quy hoạch thủy sản.
4.
Hợp tác quốc tế, liên kết với
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, đào tạo, tập huấn thuộc lĩnh
vực chuyên
trách; tham gia đào tạo bồi dưỡng cho địa
phương, các trường về kinh tế và quy hoạch thủy sản.
5.
Thẩm định các dự án quy hoạch phát
triển thủy sản của ngành và địa phương ở khu vực phía Nam.
6.
Đề xuất và tư vấn xây dựng các tiêu
chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá sản phẩm liên quan đến
lĩnh vực thủy sản.
7.
Quản lý, sử dụng lao động, tài sản,
tài chính của Phân viện theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng.
8.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng
giao.
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
Vị trí và chức
năng
1. Trung tâm
Tư vấn và Quy hoạch phát triển thuỷ sản là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản, có chức năng nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ; điều
tra cơ bản; cung cấp các dịch vụ tư vấn và xây dựng quy hoạch phát triển thuỷ
sản thuộc nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm Tư vấn và Quy
hoạch phát triển thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Trung tâm) có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt
động theo quy định của pháp luật.
Trụ sở của Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội.
3. Tên giao dịch tiếng Anh: Centre for Fisheries Consulting and Development Planning
(viết tắt là FICODEP).
Nhiệm vụ và
quyền hạn
1. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch
phát triển thuỷ sản và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt:
a) Quy hoạch tổng thể, quy hoạch
kinh tế - sinh thái phát triển thủy sản cấp quốc gia, vùng và cấp địa phương.
b) Quy hoạch khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản cấp quốc
gia, vùng và địa phương; quy hoạch các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội
địa, đất ngập nước, phát triển nông thôn mới.
c) Quy hoạch phát triển ngành
hàng, các sản phẩm thuỷ sản; quy hoạch các trung tâm nghề cá và các khu, cụm
công nghiệp thủy sản công nghệ cao.
d) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia; định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm, hướng dẫn
kỹ thuật lĩnh vực thuỷ sản.
2. Điều tra cơ bản các lĩnh vực
thuỷ sản; điều tra phân vùng và đánh giá các nguồn tài nguyên phục vụ phát
triển thuỷ sản.
3. Tư vấn:
a) Xây dựng chiến lược, quy hoạch
phát triển thủy sản, các chương trình, dự án đầu tư liên quan đến phát triển
thủy sản.
b) Chuyển giao khoa học và công
nghệ, dịch vụ lập báo cáo đánh giá đề tài, dự án liên quan đến các lĩnh vực
được giao theo quy định của pháp luật.
c) Đánh giá các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
theo quy định của pháp luật.
d) Đánh giá, thẩm định việc thực
hiện chiến lược, quy hoạch phát triển thuỷ sản, của các ngành và địa phương
liên quan đến lĩnh vực thuỷ sản; các đề tài, dự án, đề án, quy hoạch, chương
trình phát triển thuỷ sản và của các ngành khác liên quan đến lĩnh vực thuỷ
sản.
đ) Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ về quy hoạch phát triển thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia nghiên cứu khoa học và
công nghệ thủy sản; các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thủy sản.
5. Khảo sát, thiết kế kỹ thuật,
thiết kế xây dựng các chương trình, dự án và các công trình liên quan đến lĩnh
vực quy hoạch phát triển thuỷ sản.
6. Hợp tác quốc tế, liên danh,
liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý, sử dụng lao động, tài
sản, tài chính và các nguồn lực khác của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản giao.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NGHỀ CÁ
Vị trí và chức năng
1. Trung tâm Phát triển cộng đồng
nghề cá là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy
sản, có chức năng nghiên cứu; điều tra cơ bản; chuyển giao công nghệ; tư vấn
xây dựng các mô hình quản lý nghề cá; cung cấp dịch vụ phát triển cộng đồng
nghề cá thuộc nhiệm vụ của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản theo quy định của
pháp luật.
2. Trung tâm Phát triển cộng đồng
nghề cá (sau đây gọi tắt là Trung tâm) có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định
của pháp luật.
Trụ sở của Trung tâm đặt tại Thành
phố Hà Nội.
3. Tên giao dịch tiếng Anh: Center for Fisheries Community
Development (viết tắt là CECOFISH).
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nghiên cứu: Kinh tế, thể chế chính sách, văn hóa, xã hội, môi trường
và tổ chức sản xuất phục vụ quản lý, phát triển cộng đồng nghề cá; đánh giá
hiệu quả các chính sách, các chương trình, dự án về phát triển cộng đồng nghề
cá; đánh giá tác động phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đến cộng
đồng nghề cá.
2. Điều tra cơ bản các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch
vụ hậu cần phát triển cộng đồng nghề cá; các mô hình tổ chức quản lý nghề cá;
kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường phát triển cộng đồng nghề cá.
3. Tư vấn xây dựng các mô hình quản lý nghề cá; tư
vấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình tổ chức sản xuất; cung cấp
dịch vụ phát triển cộng đồng nghề cá trên phạm vi cả nước; dịch vụ lập báo cáo tư vấn đánh giá cho các
chương trình, đề tài, dự án liên quan đến phát triển cộng đồng nghề cá theo quy
định.
4. Hợp tác quốc
tế, liên doanh, liên kết hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về phát triển cộng đồng nghề cá
theo quy định của pháp luật và phân cấp của Viện.
5.Tư vấn, bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực
quản lý và phát triển cộng đồng nghề cá theo quy định của pháp luật.
6. Chủ trì thực
hiện các chương trình, dự án, các đề tài nghiên cứu khoa học, quy hoạch và
chuyển giao công nghệ theo sự phân công của Viện trưởng và quy định của pháp
luật.
7. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, tài chính
và các nguồn lực khác của Trung tâm theo quy định của pháp luật và của Viện.
8. Thực hiện
các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
|