Làm thế nào để thu gom chất thải trong nuôi trồng thủy sản?


(04/06/2021 12:00:00 SA)

Việc thu gom chất thải trong nuôi trồng thủy sản rất cần thiết và cấp bách, nhằm từng bước cải thiện môi trường vùng nuôi, giữ gìn, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Sở TN-MT tỉnh Phú Yên đã lựa chọn phường Xuân Yên để tổ chức thí điểm
triển khai mô hình thu gom chất thải trong nuôi trồng thủy sản.


Vịnh Xuân Đài thuộc địa phận thị xã Sông Cầu (Phú Yên), với tổng diện tích khoảng 130,45 km², diện tích mặt nước rộng, thoáng, kín gió và môi trường nước ổn định nên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè; đối tượng nuôi chính là tôm hùm, cá biển; sản lượng đạt 400 - 450 tấn/năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ô nhiễm môi trường vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) ngày càng trầm trọng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bệnh sữa trên tôm hùm vẫn xảy ra ở nhiều vùng nuôi.

Điển hình như thiệt hại do sự cố môi trường tháng 5 và tháng 6/2017 ở phường Xuân Yên và xã Xuân Phương (Sông Cầu) gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Đã có 1.636.654 con tôm hùm của 693 hộ nuôi tại các vùng nuôi bị chết.

Nguyên nhân làm cho tôm hùm chết hàng loạt là do: mật độ nuôi cao, lồng đặt sát đáy; kết cấu và kiểu nuôi lồng bè: lồng đóng kín, kích thước lồng nhỏ; nắng nóng kéo dài (nhiệt độ trong nước cao) dẫn đến quá trình phân rã và khoáng hóa mạnh các chất hữu cơ tích tụ lâu ngày trong nền đáy của vùng nuôi.

Ngoài ra, sự tích tụ chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa trong quá trình cho tôm ăn trong nền đáy dẫn đến hiện tượng phú dưỡng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thiếu oxy tầng đáy, dẫn đến việc tôm hùm chết hàng loạt.

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản lồng bè, lượng chất thải từ hoạt động NTTS phát sinh khá lớn (bao bì đựng thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, vỏ sò, ….), bà con thường xả thải trực tiếp ra môi trường. Theo thời gian, nếu không thu gom xử lý thì sẽ gây ô nhiễm môi trường vùng biển Vịnh Xuân Đài.

Với điều kiện thuận lợi về hạ tầng thu gom chất thải rắn sinh hoạt và bức xúc về chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản, Sở TN-MT tỉnh Phú Yên đã lựa chọn phường Xuân Yên để tổ chức thí điểm triển khai mô hình thu gom chất thải trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phường từ tháng 11/2019 đến cuối năm 2020 theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng tham gia.

Việc thực hiện mô hình trên rất cần thiết và cấp bách, nhằm từng bước cải thiện môi trường vùng nuôi, giữ gìn, bảo tồn nguồn lợi thủy sản trên Vịnh.

Sở TN-MT đã hỗ trợ cho UBND phường 12 xe đẩy tay, đã bàn giao cho đội trung chuyển và đã đặt tại các điểm tập kết dưới bờ biển (có 11 điểm tập kết). Tại mỗi điểm tập kết đều đặt bảng “điểm tập kết và thu gom chất thải nuôi trồng thuỷ sản” để người dân dễ nhận biết được các điểm tập kết và mang chất thải từ bè vào trong bờ đúng vị trí.

Thành lập đội trung chuyển chất thải NTTS gồm 03 người. Mô hình đã tiến hành cấp phát 387 giỏ đựng chất thải cho các hộ NTTS để các hộ mang chất thải từ ngoài bè nuôi vào bờ. Các hộ NTTS nhiều hơn 30 lồng sẽ đóng phí dịch vụ 70.000 (đồng/hộ/tháng) và ít hơn 30 lồng sẽ đóng phí dịch vụ 50.000 (đồng/hộ/tháng) và số hộ tham gia mô hình 387 hộ.

UBND phường đã ban hành thông báo, in và phát tờ rơi, tuyên truyền vận động các hộ NTTS về vị trí, thời gian và giá dịch vụ thu gom chất thải NTTS cho người dân được biết và mang chất thải vào bờ đúng vị trí và thời gian để đội trung chuyển thu gom.

Trong quá trình thực hiện mô hình, UBND thị xã hỗ trợ kinh phí để chi cho hoạt động thu gom rác trong hai tháng đầu triển khai (là tháng 11 và tháng 12/2019) không thu phí dịch vụ đối với các hộ. Ngoài ra còn tổ chức nhiều đợt tổng dọn vệ sinh bờ biển tại khu phố Phước Lý là vùng trọng điểm nuôi tôm lồng bè. 

Mô hình được triển khai thu gom chất thải từ tháng 11/2019, thời gian đầu khối lượng chất thải do các hộ NTTS mang vào bờ để xử lý còn ít: khoảng từ 2m3 đến 3m3/đợt thu. Từ đầu năm 2020 đến tháng 9/2020 khối lượng rác đạt trung bình khoảng 6m3/đợt thu (cao hơn phương án dự kiến khoảng 5,6m2/đợt thu). Mỗi tuần thu 3 lần vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.

Mô hình đã góp phần giảm thiểu rác thải trong vịnh Xuân Đài, bảo vệ môi trường và tạo thói quen, nâng cao ý thức về thu gom rác thải trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, mô hình đã kết thúc từ năm 2020 và 2021 không còn được tiếp tục triển khai.

Lý do là: kinh phí thu từ người dân không đủ để chi trả cho lực lượng thu gom, nghề nuôi tôm hùm gặp khó khăn do giá bán tôm hùm thương phẩm thấp (do dịch bệnh covid-19) nên người dân “treo lồng” nhiều.

Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01//2022), tại khoản 3, Điều 61 quy định thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải; Khoản 2, Điều 73 quy định chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

Như vậy việc thu gom rác thải từ nuôi trồng thuỷ sản lồng bè là cần thiết và bắt buộc. Trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình thu gom chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản. Trước thực tế về những khó khăn để tiếp tục triển khai mô hình cần có những chính sách và cơ chế để hoạt động thu gom chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện thường xuyên, liên tục giống như thu gom rác thải sinh hoạt hiện này.

Hồng Ngân (Báo Nông nghiệp VN)



Xem thêm >>

Nghiên cứu đánh giá rủi ro đa thiên tai và thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển đồng bằng Bắc bộ và đề xuất các giải pháp chính sách chia sẻ rủi ro thiên tai.
+ Dự án “Quy hoạch chi tiết nuôi lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu đến năm 2020”.
+ Dự án “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Phê duyệt đề án phát triển thủy sản huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030
+ Nhiệm vụ “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Cu Ba đến năm 2020”.
Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...