Giới thiệu chung
(10/10/2019 12:00:00 SA)
Lịch sử hình thành
Viện
Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thành lập ngày 7-5-1984 theo quyết định
số 311TS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản. Sau đó
ngày 31-12-2004 Bộ trưởng Bộ Thủy sản ra Quyết định số 29/2004/QĐ-BTS về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế
và Quy hoạch Thủy sản. Ngày 19 tháng 2 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 396/QĐ-BNN-TCCB
quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản. Ngày 07 tháng 6 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 202 /QĐ-TCTS-VP quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế
và Quy hoạch thuỷ sản. Ngày 12/9/2014 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ký Quyết định số
3909/QĐ-BNN-TCCB về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.
Viện trưởng qua các thời kỳ
Kỹ sư: Trần Nhất Anh (1984 - 1987);
Kỹ sư: Vũ Ngọc Ân (1988 - 1995);
Tiến sỹ: Võ Tiềm (1996 - 1999);
PGS.TS: Hà Xuân Thông (1999 - 2004);
PGS.TS: Nguyễn Chu Hồi (từ 2004 - 2008);
PGS.TS: Lê Tiêu La (2008 - 2011);
Tiến sỹ: Nguyễn Thanh Tùng (2011 đến 2/2022);
Tiến sỹ: Trần Đình Luân (1/3/2022 đến 15/11/2023 ).
Tiến sỹ: Nguyễn Thanh Bình (15/11/2023 đến nay)
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Viện:
a) Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
b) Viện trưởng điều hành toàn bộ hoạt
động của Viện, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và trước pháp luật về các hoạt động
của Viện; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
các Phòng, Phân viện và Trung tâm thuộc Viện (riêng các tổ chức có tư
cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng phải có ý kiến thẩm định bằng
văn bản của Bộ trước khi ban
hành); chỉ đạo xây dựng, trình Bộ phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế
Tổ chức và Hoạt động của Viện; bố trí công chức, viên chức phù hợp với
nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
c) Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng theo
dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Viện trưởng và chịu
trách nhiệm trước Viện trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công phụ trách hoặc ủy quyền.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
1. Văn phòng Viện;
2. Phòng Phòng Kinh tế, Chính sách ;
3. Phòng Khoa học Công nghệ, Hợp tác quốc tế ;
4. Phòng Phòng GIS, Viễn thám và Môi trường;
5. Phòng Quy hoạch thủy sản.
Các đơn vị trực thuộc
1. Phân Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản phía Nam;
2. Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thuỷ sản;
3. Trung tâm Phát triển cộng đồng nghề cá.
Vị trí và chức năng
1. Viện Kinh
tế và Quy hoạch thuỷ sản là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng nghiên cứu kinh tế, cơ
chế, chính sách, quy hoạch phát triển thủy sản; hợp tác quốc tế, đào
tạo, điều tra cơ bản, tư vấn, chuyển giao công nghệ, tư vấn và dịch vụ về kinh tế, quy hoạch thuỷ sản trên phạm vi cả nước.
2.
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Viện) có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và
Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trụ sở của Viện đặt tại thành phố Hà Nội.
Kinh phí hoạt động của Viện được bố trí từ ngân
sách nhà nước hàng năm và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
3. Tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Institute of Fisheries Economics and Planning (viết tắt là VIFEP).
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng và trình Bộ:
a)
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các chương
trình, dự án về kinh tế, quy hoạch phát triển thủy sản thuộc nhiệm vụ
của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; định mức kinh tế, kỹ thuật, quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật thuộc nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật.
2. Nghiên cứu:
a)
Đánh giá hiệu quả của các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án về lĩnh vực thủy sản; đánh giá tác động của kinh tế, xã
hội, văn hóa, môi trường, biến đổi khí hậu liên quan đến phát triển thủy
sản.
b) Thị trường, ngành hàng thủy sản, các thành phần kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thuỷ sản.
c) Phát triển nghề cá cộng đồng, các mô hình tổ chức quản lý nghề cá.
d)
Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại,
hội nhập kinh tế quốc tế, các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, môi
trường phục vụ công tác phân tích, xây dựng và thiết kế quy hoạch phát
triển thuỷ sản.
đ) Dự báo cung - cầu thị trường và các dự báo khác có liên quan đến phát triển thuỷ sản.
e) Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ GIS - viễn thám, lập bản đồ phục vụ quy hoạch và phát triển thủy sản.
3. Quy hoạch phát triển thủy sản:
a) Quy hoạch tổng thể, quy hoạch kinh tế, sinh thái phát triển thủy sản cấp quốc gia, vùng và cấp địa phương;
b)
Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, chế biến
và dịch vụ hậu cần phát triển thủy sản cấp quốc gia, vùng và địa phương;
quy hoạch các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa, đất ngập
nước, phát triển nông thôn mới;
c)
Quy hoạch phát triển ngành hàng, các sản phẩm thuỷ sản; quy hoạch các
trung tâm nghề cá và các khu, cụm công nghiệp nuôi trồng, khai thác, chế
biến thủy sản công nghệ cao.
4. Điều tra cơ bản các lĩnh vực:
a) Kinh tế nguồn lợi, kinh tế thị trường, kinh tế vùng, kinh tế địa phương, kinh tế môi trường;
b) Các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường;
c) Biến đổi khí hậu liên quan đến phát triển thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
5.
Khảo sát, thiết kế kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ chuyển giao công nghệ;
thiết kế xây dựng các chương trình, dự án và các công trình liên quan
đến lĩnh vực kinh tế và quy hoạch thủy sản.
6.
Tư vấn, chuyển giao công nghệ, dịch vụ lập báo cáo đánh giá cho các đề
tài, dự án liên quan đến lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
7.
Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về kinh tế và quy
hoạch thủy sản theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
8. Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
9. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu duy trì
quản lý về tài nguyên thủy sản toàn quốc; tổng hợp tài liệu, số liệu về
kinh tế và quy hoạch thủy sản phục vụ công tác quản lý nhà nước về thủy
sản và công bố định kỳ theo quy định.
10.
Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường, phát hành tạp chí, bản
tin, trang thông tin điện tử chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
11.
Quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt
Nam và cử công chức, viên chức ra nước ngoài công tác theo quy định của
pháp luật hiện hành và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
12.
Chủ trì thực hiện các chương trình, dự án, các đề tài nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực được phân công liên quan đến
đầu tư vào Viện theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
13.
Xây dựng trình Bộ phê duyệt đề án vị trí việc làm; quản lý tổ chức bộ
máy, biên chế công chức theo ngạch, số lượng viên chức theo chức danh
nghề nghiệp và người lao động theo phân cấp quản lý của Bộ và quy định
của pháp luật.
14. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác của Viện theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Các lĩnh vực nghiên cứu chính
• Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển và quản lý ngành thuỷ sản.
• Chiến lược phát triển thuỷ sản các thời kỳ.
• Chiến lược phát triển cho từng lĩnh vực sản xuất thuỷ sản các thời kỳ.
• Chiến lược bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản qua các thời kỳ.
• Chiến lược phát triển bền vững ngành thuỷ sản.
• Tham gia xây dựng các chiến lược khác trong và ngoài ngành.
• Nghiên cứu, tư vấn và đề xuất các chính sách phát triển và quản lý ngành thuỷ sản.
• Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng và đồng quản lý trong ngành thuỷ sản.
• Cơ chế tạo thuận lợi cho người dân tham gia vào quá trình quy hoạch phát triển thuỷ sản và quản lý nguồn lợi thuỷ sản.
• Xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành và các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản.
• Các hướng dẫn quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản bền vững, thực hiện đồng
quản lý nghề cá ở cấp xã kể cả hoạt độngcảnh báo môi trường- dịch bệnh.
• Các chính sách xoá đói giảm nghèo trong hoạt động thuỷ sản.
• Các mô hình HTX khác nhau cho từng vùng, từng lĩnh vực, chú trọng vấn
đề vốn, cổ phần các nguyên tắc phân phối lãi trong HTX và xác lập các
quyền lợi ưu đãi khi hình thành HTX.
• Cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy các loại hình kinh tế tư nhân trong nghề cá phát triển.
• Chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, bảo vệ môi trường và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản.
• Quản lý tổng hợp vùng bờ trong hoạt động phát triển nghề cá bền vững và nghề cá có trách nhiệm.
• Xây dựng và tư vấn quy hoạch phát triển thuỷ sản.
• Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản qua các thời kỳ.
• Quy hoạch tổng thể phát triển các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản giống, chế biến, xuất khẩu...
• Hỗ trợ các địa phương và vùng nuôi trong việc quy hoạch/rà soát quy hoạch tổng thể/từng địa bàn.
• Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong quy hoạch chi tiết và thiết kế vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
• Quy hoạch môi trường trong phát triển thuỷ sản bền vững [hệ thống quan
trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh, các khu bảo tồn biển và khu bảo
tồn thuỷ sản vùng nước nội địa.
• Nghiên cứu áp dụng công cụ kỹ thuật kinh tế - xã hội phục vụ đề xuất
chính sách, chiến lược quản lý ngành và quy hoạch phát triển thuỷ sản.
• Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch thuỷ sản áp dụng GIS, viễn thám và phương pháp bản đồ trong quy hoạch thuỷ sản.
• Áp dụng công cụ mô hình hoá trong dự báo các phương án quy hoạch và trong tính chỉ số ngư trại bền vững.
• Áp dụng công cụ phân tích chi phí-lợi ích mở rộng trong quy hoạch thuỷ sản.
• Đánh giá năng lực tải và lợi thể so sánh trong xây dựng quy hoạch thuỷ sản.
• Đánh giá rủi ro và tác động môi trường tổng thể phục quy hoạch thuỷ sản.
• Lập bản đồ thích nghi cho các nhóm đối tượng thuỷ sản nuôi.
• Phương pháp giám sát và đánh giá xã hội, các phương pháp khác trong điều tra phục vụ quy hoạch.
• Áp dụng các công cụ kinh tế trong quy hoạch thuỷ sản.
• Hợp tác quốc tế, quản lý thông tin, đào tạo cán bộ và xuất bản.
• Xúc tiến hợp tác quốc tế với Danida, Hoa kỳ, Trung tâm nghề cá quốc
tế, CIDA, ACIAR, Sida, IUCN, WWF, FFI về quản lý tổng hợp vùng bờ, quy
hoạch phát triển thuỷ sản, quy hoạch khu bảo tồn biển, lồng ghép các vấn
đề môi trường vào quy hoạch phát triển thuỷ sản, các vấn đề kinh tế -
xã hội nghề cá.
• Tham gia các tổ chức quốc tế như: Uỷ ban quốc tế về khu bảo tồn
(WCPA), Uỷ ban quốc tế về HST (CEM), Uỷ ban các quan chức cao cấp môi
trường ASEAN (ASOEN), Tổ công tác toàn cầu về chính sách đại dương và
biển, Hội đồng biên tập tạp chí quốc tế về Quản lý vùng bờ và đại dương.
• Phát triển thư viện khoa học của Viện.
• Tổ chức các khoá tập huấn ngắn hạn về các lĩnh vực liên quan theo chức năng nhiệm vụ của Viện.
• Tham gia giảng dạy đào tạo cán bộ đại học và trên đại học về các lĩnh
vực liên quan đến chính sách chiến lược, quản lý và quy hoạch phát triển
thuỷ sản bền vững, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
• Xuất bản hàng năm bản tin, tuyển tập công trình “Nghiên cứu Chính sách ngành Thuỷ sản Việt Nam”.
|