Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến 2020, tầm nhìn 2030 trong mối liên quan tới ứng phó BĐKH và sinh kế CĐ nghề cá


(11/08/2019 12:00:00 SA)

 ng phó với BĐKH và phòng tránh rủi ro thiên tai trong lĩnh vực thuỷ sản, hơn lúc nào hết ngành thuỷ sản nhấn mạnh và quan tâm sâu sắc đến các cộng đồng nông, ngư dân sản xuất quy mô nhỏ ven bờ - một trong những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH.
Bởi vậy, trong quy hoạch tổng thể (QHTT) phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013), một trong năm quan điểm chủ đạo được phê duyệt nhằm phát triển bền vững nghề cá đến năm 2020 là quan điểm liên quan đến phát triển liên ngành và ứng phó với BĐKH cũng như quản lý rủi ro thiên tai, an ninh trên biển “Phát triển thuỷ sản trong mối quan hệ kết hợp hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác,…., thích ứng với BĐKH, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển đảo”. Đặc biệt, đối với các cộng đồng nông, ngư dân ven bờ, quan điểm thứ năm trong QHTT ngành cũng nhấn mạnh Cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của cộng đồng ngư dân,… gắn với phát triển nông thôn mới vùng ven biển, và xây dựng các làng cá giàu đẹp, văn minh”.
Theo các quan điểm này, QHTT ngành mới được phê duyệt đã nhấn mạnh đến các giải pháp về thông tin liên lạc và đảm bảo an toàn cho ngư dân và tài sản của họ khi hoạt động trên biển, đến các giải pháp công trình và phi công trình để hỗ trợ ngành ứng phó hiệu quả với BĐKH, đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái có liên quan đến nghề cá để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của nghề cá, trong đó có sinh kế của các cộng đồng nông, ngư dân ven biển.
Trong bối cảnh BĐKH, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, thiên tai và thay đổi lượng mưa làm cho các hệ sinh thái, sản lượng đánh bắt cá, sản lượng nuôi trồng, cơ sở hạ tầng và sinh kế nghề cá dễ bị tổn thương. Đặc biệt là nghề cá quy mô nhỏ với hàng triệu hộ gia đình sống nhờ vào nguồn sinh kế là khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên tại các hệ sinh thái điển hình ven biển. Ở những khu vực này, thủy sản là nguồn thu nhập duy nhất hoặc nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Sự phụ thuộc này liên quan tới sản lượng thuỷ sản và tình trạng chất lượng của hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, các khu vực đầm phá… là các khu vực sinh sản của nguồn lợi thủy sản. Tác động của BĐKH lên nghề cá, đặc biệt là nghề cá quy mô nhỏ rất đa dạng, BĐKH tác động lên các HST điển hình ven bờ - là cái nôi của nghề cá, tác động lên bản thân cộng đồng ngư dân, nông dân nuôi trồng thuỷ sản và sinh kế của họ, lên hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất thuỷ sản, lên năng suất sản lượng nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ sản, lên cơ cấu đối tượng sản xuất, phương thức và công nghệ sản xuất mà theo đó các hoạt động thuỷ sản được thực hiện… Cộng đồng những người ngư dân và nuôi trồng thuỷ sản quy mô nhỏ ven biển, hơn ai hết là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và chịu tác động trực tiếp, đầu tiên từ BĐKH. Chính vì vậy, để góp phần thực hiện thành công mục tiêu và quan điểm về đa dạng sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và cải thiện thu nhập cho cộng đồng nông, ngư dân ven biển trong QHTT ngành, rất cần thiết phải có các nghiên cứu, thử nghiệm về các sinh kế thích ứng để nâng cao khả năng ứng phó cho cộng đồng nghề cá dễ bị tổn thương và sự cần thiết hợp tác dài hạn giữa các đối tác ngoài nhà nước và các cơ quan của Chính phủ.
Để đạt được mục tiêu phát triển của nghề cá đến năm 2020 (như đã được xác định trong QHTT ngành): sản lượng thuỷ sản đạt 7 triệu tấn, KNXK đạt 11 tỷ USD, thu nhập bình quân của lao động nghề cá cao gấp 3 lần hiện nay, góp phần xây dựng các làng cá giàu đẹp, văn minh, không thể thiếu được sự tham gia hợp tác, hỗ trợ của các đối tác ngoài nhà nước trong việc thúc đẩy thực hiện quy hoạch này và các cơ chế hợp tác liên ngành, liên địa phương vì sự bền vững của cộng đồng nghề cá. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của quy hoạch mới được phê duyệt.

ThS. Cao Lệ Quyên

 

Xem thêm >>

+ Dự án “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Phê duyệt đề án phát triển thủy sản huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030
Nghiên cứu đánh giá rủi ro đa thiên tai và thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển đồng bằng Bắc bộ và đề xuất các giải pháp chính sách chia sẻ rủi ro thiên tai.
+ Đề tài “Nghiên cứu xây dựng luận cứ phục vụ đề xuất định hướng quy hoạch phát triển nuôi cá tầm và cá hồi bền vững ở Việt Nam”.
+ Nhiệm vụ “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Cu Ba đến năm 2020”.
Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...