Trang chủ   >  

Bảy nội dung xây dựng hệ sinh thái kinh tế tôm nuôi bền vững


(11/05/2020 12:00:00 SA)

Đó là phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020, diễn ra ngày 8-5, tại Sóc Trăng.

Theo Bộ trưởng NN-PTNT, năm 2020, dự báo ngành tôm Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tranh chấp thương mại giữa các nước lớn vẫn tiếp diễn và khó dự báo; dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đời sống và hoạt động thương mại; hạn hán xâm nhập mặn diễn ra sớm và khốc liệt... Trước tình hình trên, Bộ NN-PTNT tích cực phối hợp các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đối phó, duy trì đà tăng trưởng của ngành tôm Việt Nam. Bộ trưởng cho rằng, ý kiến tham luận và kiến nghị của các cơ quan chức năng, địa phương, doanh nghiệp có nuôi tôm nước lợ khu vực miền trung và ĐBSCL tại hội nghị là rất xác đáng và tâm huyết. Theo đó, hình thành sự đồng thuận của các bên là xây dựng chuỗi sản xuất tôm nuôi chất lượng, sức cạnh tranh cao và hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia chuỗi ngay trong vụ tôm 2020.


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.

Về giải pháp trước mắt, bên cạnh việc tranh thủ thị trường tiêu thụ tôm trong và ngoài nước, giải quyết đầu ra sản phẩm tôm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo thực hiện bảy nội dung để ngành tôm hình thành chuỗi sản xuất bền vững. Đó là bảo đảm chất lượng tôm giống, thực hiện quy trình sản xuất đạt chuẩn an toàn thực phẩm theo chuẩn quốc tế, nhất là đa dạng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường; vận hành hiệu quả các cơ chế quản lý nhà nước giữa các bộ ngành T.Ư và địa phương nhằm tạo lập sự công bằng, khuyến khích sự sáng tạo của các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất tôm theo hướng nâng cao năng suất đi đối chất lượng, cạnh tranh tốt. Chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ tôm nuôi truyền thống và mở rộng thị trường mới, bảo đảm lợi nhuận cho người nuôi tôm. Theo dự báo, tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ngành tôm cần theo sát diễn biến thị trường, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống…

Về lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành T.Ư phối hợp địa phương xây dựng chiến lược phát triển ngành tôm là rất kịp thời, phù hợp. Tuy nhiên, các bên tham gia cần nỗ lực phát huy hết lợi thế, chú trọng liên kết trong sản xuất, hình thành phương thức sản xuất phù hợp, hài hòa ở từng vùng, địa phương. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT sẽ cùng các địa phương xúc tiến xây dựng thị trường tiêu thụ tôm trong và ngoài nước một cách căn cơ, bền vững. 

Trước đó, trả lời báo chí bên ngoài hành lang hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, với hệ sinh thái duyên hải kéo dài, các vùng ven biển, Việt Nam là một trong những quốc gia có lợi thế sản xuất tôm nuôi an toàn và chất lượng nhất thế giới. Tuy nhiên, cần có sự hoạch định ngành tôm theo hướng phát triển bền vững. Đó là đa dạng sản phẩm tôm nuôi chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu các thị trường thế giới và trong nước. Ngành nông nghiệp sẽ phối hợp các ngành liên quan trong phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, bảo đảm cho ngành tôm từng bước phát triển bền vững.

Theo Tổng cục Thủy sản, thuộc Bộ NN-PTNT, năm 2019, cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất tôm giống (tôm sú: 1.750, tôm thẻ chân trắng - TCT: 612), sản xuất hơn 90 tỷ con tôm giống đạt 102% kế hoạch. Mặc dù trong bối cảnh giá thành sản xuất tăng do các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất tôm giống tăng, nhưng các cơ sở sản xuất vẫn giữ ổn định giá bán, hỗ trợ khách hàng. Cả nước có 705.545 ha tôm nuôi nước lợ. Sản lượng thu hoạch đạt 823.851 tấn, đạt 110,5% so cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu tôm đạt 3,36 tỷ USD. Mặc dù không đạt kết quả khả quan như kỳ vọng nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong năm 2020.

Dự báo xuất khẩu tôm năm 2020 sẽ chững lại vào quý I-2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng sau đó sẽ hồi phục và dự kiến sẽ tăng nhẹ khoảng 3-4% so năm 2019 đạt 3,45 - 3,5 tỷ USD. Năm 2020, nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 con. Nhu cầu tôm giống khoảng 130 tỷ con. Với 730.000ha nuôi tôm, ước sản lượng đạt 830.000 tấn, đạt 102,1% so năm 2019. Phấn đấu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng khoảng 2-3% so năm 2019.

Ngành NN-PTTN đã đề ra một số nhiệm vụ chính nhằm bảo đảm vụ tôm 2002 thắng lợi, như: Tiếp tục triển khai có hiệu quả thực hiện Luật Thủy sản 2017; Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025; Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030. Ứng phó xâm nhập mặn và công tác quan trắc cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; quản lý tốt vật tư đầu vào, quy trình nuôi và tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác hiệu quả…

VIFEP (ND)

Xem thêm >>

Tin tức
 Năm 2025, ngành thuỷ sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới tiềm năng   (10/01/2025 12:00:00 SA)
 4 cơ hội lớn để thuỷ sản vượt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong 2025   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2025   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Nâng cao giá trị và chiến lược phát triển bền vững ngành thủy sản   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Giải pháp nào để xuất khẩu thuỷ sản không 'loanh quanh' mức 10 tỷ USD?   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...