Trang chủ   >  

Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tôm nước lợ


(27/04/2020 12:00:00 SA)

Ngày 21/4/2020, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông &PTNT) đã có công văn gửi UBND các tỉnh ven biển ĐBSCL về các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tôm nước lợ.Tác động kép của hạn hán, xâm nhập mặn và đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ thủy sản nói chung và tôm nước lợ nói riêng. Tính đến 31/3/2020, diện tích nuôi tôm nước lợ mới đạt 441.593 ha (bằng 82,7% so với cùng kỳ 2019), sản lượng thu hoạch ước đạt 101,6 nghìn tấn (bằng 87,8% so với cùng kỳ 2019) và giá trị xuất khẩu ước đạt 591,1 triệu USD (giảm khoảng 4,3% so với cùng kỳ 2019).


Nuôi tôm nước mặn trái phép - VnExpress
Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng đã tác động mạnh đến ngành sản xuất tôm của các nước trên thế giới, đặc biệt các nước có nguồn cung tôm lớn như: Ấn Độ, Ecuado, Thái Lan, Indonesia. Theo dự báo của các chuyên gia, nguồn tôm cung ứng ra thị trường cũng sẽ bị sụt giảm mạnh trong thời gian tới, trong khi nhu cầu tiêu thụ tôm của thế giới liên tục tăng 5-7%/năm trong những năm gần đây.

Hiện nay, điều kiện thời tiết khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu thuận lợi cho nuôi tôm nước lợ do đã xuất hiện mưa trong tuần, thời tiết dịu mát hơn, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm đã thu hẹp. Nhu cầu thu mua tôm trong nước để chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn đang duy trì, giá tôm nguyên liệu đang ở mức người nuôi có lãi. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thế giới dự báo sẽ tăng mạnh trở lại khi một số nước đã cơ bản khống chế thành công dịch bệnh Covid-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc… và các nước khác như Mỹ, EU, Nhật Bản… cũng đã có kế hoạch để khôi phục các hoạt động sản xuất khi dịch bệnh đã cơ bản kiểm soát.

Để chủ động khắc phục khó khăn, đón bắt cơ hội tiêu thụ sau dịch bệnh, ổn định sản xuất, chuẩn bị nguồn nguyên liệu tôm trong nước cho chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu trong quý II/2020 và các tháng cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương thực hiện một số nội dung sau:

1. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất tôm nước lợ năm 2020 tại địa phương, tập trung xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết từ nay đến cuối năm và tổ chức thực hiện; triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp; kip thời thông tin tới doanh nghiệp và người nuôi dự báo diễn biến nhu cầu của thi ̣trường tiêu thu ̣để có kế hoạch thả giống ngay cho phù hợp.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm nước lợ để kip thời khuyến cáo người dân; hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng các mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn, nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi công nghệ cao... và các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giúp người nuôi, doanh nghiệp giảm thiệt hại và chủ động sản xuất.

3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công văn số 2886/TCTS-NTTS ngày 24/12/2019, công văn số 2873/TCTS-NTTS ngày 20/12/2019 của Tổng cục Thuỷ sản về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi tôm nước lợ và các giải pháp kỹ thuật ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020 và công văn số 558/TCTSNTTS ngày 25/3/2020 về việc thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, tiêu thụ tôm nước lợ ứng phó với đại dịch Covid-19, cùng với khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.

4. Tổ chức kiểm tra, kiểm soá t điều kiện cơ sở sản xuất và chất lương ̣ giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; cân đối nhu cầu vật tư đầu vào trong nuôi tôm nước lợ. Kiên quyết xử lý các hành vi trục lơi, ̣ép giá, gian lận thương mai, thông tin sai sự thật… làm mất ổn định sản xuất theo quy định của pháp luật.

5. Có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người nuôi tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tối ưu hoá chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; quan tâm phát triển các sản phẩm phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ thị trường trong nước. Động viên, biểu dương kịp thời người nuôi và các doanh nghiêp̣ tích cực tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ người nuôi trong giai đoạn khó khăn.

VIFEP (KN)

Xem thêm >>

Tin tức
 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ đô/tháng   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Đón sóng từ thị trường, xuất khẩu thủy sản cần vượt rào cản để bứt phá   (27/09/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản trước cơ hội và thách thức lớn   (19/09/2024 12:00:00 SA)
 Điều tra, đánh giá hiện trạng lao động khai thác thủy sản trên phạm vi cả nước để cung cấp cơ sở, dữ liệu quản lý khai thác thủy sản   (19/08/2024 12:00:00 SA)
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc với Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (08/08/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024   (15/07/2024 12:00:00 SA)
 Tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị   (09/07/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...