Một số điểm mới về quản lý và phát triển thủy sản bền vững trong Luật Thủy sản năm 2017 (Kỳ 1: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản)
(10/01/2018 12:00:00 SA)
Đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, Luật đã đổi mới nhiều quy định mang tính hiện đại.
Đối
với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, Luật đã đổi mới nhiều quy định mang
tính hiện đại, phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế như các quy định về
đồng quản lý trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (Điều 10)
–Luật quy định chỉ giao quyền quản lý nguồn lợi thuỷ sản cho tổ chức
cộng đồng địa phương (phải gồm các thành viên là người địa phương),
không giao cho cá nhân.
Đối
với lĩnh vực điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản, Luật cũng quy định
theo hướng phân cấp mạnh cho các địa phương (Điều 13). Theo đó, việc
điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của loài thuỷ
sản theo chuyên đề và điều tra nghề cá thương phẩm hàng năm tại các tỉnh
được phân cấp giao cho các UBND các tỉnh chỉ đạo thực hiện. Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn chỉ điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi
thuỷ sản và môi trường sống của loài thuỷ sản (05 năm 1 lần) và điều
tra nguồn lợi theo chuyên đề.
Liên
quan đến nguồn lợi thuỷ sản trong rừng ngập mặn ven biển, việc tách
bạch về vai trò quản lý giữa cơ quan lâm nghiệp và cơ quan quản lý thuỷ
sản cũng được làm rõ khi quản lý nguồn lợi thuỷ sản trong rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ (ven biển) được quy định là do cơ quan quản lý thuỷ sản
chịu trách nhiệm (Điều 18).
Quy
định về Quỹ Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi thuỷ sản cũng được cụ thể
khi Điều 21 quy định Quỹ Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn thành lập và UBND các tỉnh thành lập Quỹ cấp tỉnh. Các Quỹ Trung
ương và cấp tỉnh này là Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách. Quỹ cộng
đồng cũng được Nhà nước khuyến khích thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (Điều 22).
Một
điểm mới quan trọng nữa so với Luật Thuỷ sản 2003 là quy định về Hạn
ngạch Giấy phép khai thác thủy sản (Điều 48, 49). Luật mới quy định Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thônxác định và giao hạn ngạch Giấy phép
khai thác, sản lượng khai thác theo loài được phép khai thác tại vùng
khơi (off-shore
areas), còn Giấy phép và hạn ngạch khai thác tại vùng ven bờ
(near-shore areas) và vùng lộng (middle-shore areas)được phân cấp cho
UBND các tỉnh. Thời hạn điều chỉnh, công bố hạn ngạch giấy phép khai
thác là 60 tháng 1 lần.
Quy
định về cấp Giấy phép khai thác cũng được đổi mới khi Điều 50 quy định
tàu cá có chiều dài lớn hơn 6m muốn tham gia khai thác thuỷ sản phải có
Giấy phép khai thác và từ 15m dài trở lên phải có thiết bị giám sát hành
trình. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp, thu hồi Giấy phép Khai thác;
còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ cấp, gia hạn Giấy phép
cho tàu cá nước ngoài hoặc tàu Việt Nam đi khai thác ở vùng biển nước
ngoài (Điều 51).
Về
dịch vụ hậu cần cho khai thác thuỷ sản, Luật Thuỷ sản mới 2017 cũng quy
định các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá chỉ được hoạt động khi được
cấp phép chứng nhận đủ điều kiện bởi cơ quan thẩm quyền là UBND tỉnh.
Đồng thời, vai trò của các cảng cá được nhấn mạnh qua một loạt quy định
về thực hiện thống kê, xác nhận nguồn gốc thủy sản…Theo khuyến nghị của
Liên minh Châu Âu (EC) liên quan đến chống đánh bắt bất hợp pháp, không
báo cáo, không theo quy định (IUU), Luật thủy sản mới cũng quy định
trách nhiệm của cảng cá về từ chối cho bốc dỡ đối với tàu cá vi phạm quy
định về IUU; và các quy định liên quan đến IUU cũng được cụ thể hóa
trong Luật thủy sản 2017 (Điều 60).
Bộ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôncũng xem xét các cảng cá đủ điều
kiện truy xuất nguồn gốc thủy sản để công bố rộng rãi cho các tổ chức
trong và ngoài nước biết.
Về
xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản, Luật mới cũng tăng mức phạt hành
chính lên rất cao so với Luật Thuỷ sản 2003 (có thể tăng gấp 10 lần)
hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm nghiêm trọng
các quy định về IUU (Điều 60).
(Còn tiếp kỳ sau với các Điểm mới trong Quản lý lĩnh vực Nuôi trồng thuỷ sản).
Cao Lệ Quyên
|