Một số mô hình xử lý nước thải trong nuôi tôm thâm canh tại Việt Nam


(13/10/2022 12:00:00 SA)

Tại Việt Nam, nuôi tôm nước lợ đã phát triển mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ qua, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế quan trọng, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực, có ý nghĩa to lớn trong giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho hàng triệu người dân. Năm 2021, sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 943.000 tấn, trong đó, tôm Thẻ chân trắng 663.000 tấn (chiếm 70,3%).

Ảnh minh họa.

Bên cạnh kết quả về kinh tế và xã hội, trong quá trình nuôi tôm nước lợ, một lượng chất thải từ quá trình này đang thải ra môi trường như: nước thải, bùn thải, rác thải, xác của thủy sản, chất thải của thủy sản nuôi,… Nước thải thường có màu và mùi khó chịu, lượng oxy trong nước thấp. Nước thải, bùn thải từ các ao nuôi tôm thường chứa lượng lớn Nitơ, phốt pho cùng một số hợp chất carbonic… Chất hữu cơ trong nước thải/bùn thải dễ dàng làm giảm oxy và tăng hàm lượng COD, BOD, sulfit hydrogen, amoniac, metan, trong môi trường nước.

Những chất thải trên nếu không xử lý, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Đặc biệt là chất thải có chứa nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến cả tôm nuôi cũng như tác động đến sức khỏe con người.

Trong những năm vừa qua, đã có rất nhiều mô hình xử lý nước thải, bùn thải từ các ao nuôi tôm được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực.

1.  Mô hình xây dựng hệ thống xử lý nước thải  nuôi  tôm sử dụng các đối tượng sinh học tại Cà Mau

Mô hình được thực hiện tại khu nuôi tôm công nghiệp có 3 ao nuôi với mật độ 25 con/m2. Hệ thống xử lý gồm một rãnh lắng bùn, một ao xử lý và một ao chứa. Nước thải từ khu nuôi tôm sẽ được bơm ra ao xử lý có thả sò huyết mật độ 80 con/m2. Hút bùn sẽ dược chuyển qua rãnh lắng bùn sau đó mới chuyển sang ao xử lý. Nước được để trong ao xử lý sau khoảng 15 ngày sẽ chuyển sang ao chứa. Trong ao chứa có thả thêm cá vược và cá rô phi để tăng hiệu quả xử lý, thanh lọc cho đến khi nước có chất lượng bình thường thì đưa tuần hoàn trở về ao nuôi theo  chu trình  khép  kín  mà không cần dùng đến những hóa chất xử lý nước hay thải ra môi trường.

Kết quả sau 4 – 5 ngày đưa nước thải ra ao xử lý hiệu quả xử lý N-NH4+  đạt trên 90%; hiệu suất  xử    BOD  sau  13 ngày  đạt trên  80%. Hàm lượng N-NO2, N-NO3-, P-PO43- đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

2. Mô hính sử dụng rong sụn hấp thụ muối amoni

Trồng rong sụn trong ao sau khi thu hoạch tôm giúp xử lý được chất đáy ao nuôi khỏi bị nhiễm bẩn bởi các chất thải tích luỹ trong quá trình nuôi tôm có hiệu quả cao. Rong sụn có thể giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất đáy ao nhanh và hấp  thụ các sản phẩm phân huỷ với tốc độ cao góp phần tích cực vào việc xử lý, làm vệ sinh ao, không gây ô nhiễm tới vùng xung quanh. Ngoài việc giúp xử lý ô nhiễm đáy ao, người nông dân còn có nguồn thu nhập phụ từ rong sụn trong thời kỳ chuyển vụ.

Sau 24 giờ, hàm lượng amoni trong nước từ 1.070,49 mg/l giảm xuống còn 830,10 mg/l đối với mật độ rong 400 g/m2, tương ứng trên 20%. Ðến ngày thứ 5 thì ở mọi mật độ rong đã làm cho hàm lượng amoni trong nước giảm đi hơn 80% và giữ ở mức đó cho tới ngày thứ 10, chỉ  còn 10%  so  với  ngày đầu. Ðối với photpho, sau 24 giờ rong sụn hấp thụ được từ 30 đến 60%.

3. Mô hình xử lý nước thải nuôi tôm tại Phú Yên

Mô hình 1: Trang trại có ao xử lý nước thải riêng biệt: Nước thải từ ao nuôi tôm bơm vào ao xử lý (ao nuôi cá rô phi và trồng rong). Sau khi xử lý, nước được cấp lại cho ao nuôi tôm. Tôm khi thả nuôi được 45 ngày tiến hành bơm đáy ao cho vào ao nuôi cá rô phi, cá sẽ xử lý các chất hữu cơ lơ lửng có trong nước làm cho nước sạch  lần 1.  Sau 7  ngày  nước từ ao cá được chuyển sang ao rong sẽ được rong hấp thụ các chất vi lượng làm cho nước sạch lần 2 để cung cấp cho ao nuôi tôm. Đây là quy trình nuôi hạn chế sử dụng hóa chất và thuốc thú y thủy sản và khép kín nguồn nước.

Mô hình 2: Ao nuôi có sử dụng cá rô phi trực tiếp: Cắm các giai rô phi trực tiếp trong các ao nuôi tôm. Các chất hữu cơ lơ lửng của thức ăn tôm dư thừa sẽ được quạt nước đẩy vào giai làm thức ăn cho cá rô phi. Ngoài ra chính lượng phân thải từ cá rô phi là mô hình thuận lợi cho sự phát triển và một số loài vi sinh vật có lợi cho tôm phát triển.

Kết quả là chất thải nuôi tôm được xử lý và cung cấp lại cho ao nuôi tôm,  giảm ô nhiễm môi trường xung quanh, góp phần bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Trong thời gian tới các tập thể và cá nhân cũng đẩy mạnh hướng phát triển nuôi tôm nước lợ theo mô hình kinh tế tuần hoàn, chất thải từ ao nuôi tôm sẽ tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu đầu vào các các quy trình sản xuất khác.

VIFEP (Hồng Ngân)

Xem thêm >>

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Viện và làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của cán bộ viên chức, người lao động
Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững
Họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác thủy sản
Hội thảo Tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc với viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
Tin tức
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)
 Thủy sản cán đích sớm   (09/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành Thuỷ sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng xuất khẩu năm 2025 bứt tốc   (04/12/2024 12:00:00 SA)
 Ứng dụng khoa học để phát triển nuôi tôm nước lợ   (04/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thuỷ sản 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD   (03/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tự tin cán đích 10 tỉ USD năm nay   (03/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...