Theo đó, Quy hoạch nêu rõ, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng thủy sản, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần đầu tư phục vụ hoạt động khai thác thủy sản hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Quy hoạch cũng đã đề ra những
mục tiêu định hướng
cụ thể cho từng
giai đoạn và các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện cho các dự án cũng các giải
pháp tổng thể vận hành sau này. Cụ thể:
Mục tiêu
chung đến năm 2030, Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau
thu hoạch, đảm bảo an
toàn cho tàu cá và ngư dân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nghề cá, tăng cường hội nhập quốc tế; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu cụ thể đến năm
2030, sẽ hoàn thiện và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá trên quy mô cả nước thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu neo
đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển
theo hướng tích hợp,
gia tăng giá trị khai
thác sử dụng với một số chỉ tiêu sau:
Đảm bảo sức chứa trên 83.600 tàu cá trong hệ thống khu neo đậu tránh trú
bão
Hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm (gồm
100% sản lượng hải sản
khai thác và một phần sản lượng nuôi trồng thủy sản trên biển); đảm bảo thực hiện công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản
khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá đảm bảo sức chứa trên 83.600 tàu cá neo đậu tránh trú bão an toàn.
100% cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá được bố trí sử dụng đất, mặt nước
theo quy định tại Điều 78,
Điều 84
của Luật Thủy sản
2017.
Bên cạnh đó, hình thành đầu mối giao thương
quan trọng trong nước và quốc tế làm động lực phát triển các khu
công nghiệp thủy sản,
khu kinh tế ven biển, các Trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm; tạo sức hút, tạo động lực cho
ngành thủy sản phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững.
Hình thành 05 Trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm
khai thác
Cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ tại cảng cá, đáp ứng tốt nhu cầu hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nhu
cầu
dinh dưỡng và thực phẩm cho
nhân dân, tích hợp phát triển
kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh
môi trường, xây dựng nông thôn mới và quốc phòng an ninh tại những nơi phù hợp. Cụ thể là:
Tất cả các cảng cá loại I
thuộc
Trung tâm nghề cá lớn được xây dựng có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, có dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ, hiện đại, cơ giới hóa 100%.
Tất cả các cảng cá loại I được xây dựng có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, có dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ, cơ giới hóa 90%.
Tất cả các cảng cá loại II được xây dựng có kết cấu hạ tầng đồng bộ,
trang thiết bị chủ yếu xếp dỡ hàng hóa được cơ giới hóa 70%.
Ngoài ra, theo Quy hoạch, sẽ kiện toàn và nâng
cao năng lực quản lý hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá từ
trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác thủy sản tại cảng cá, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua
cảng,
truy suất nguồn gốc thủy sản, chống
khai thác bất hợp pháp. Áp dụng hình thức quản trị số tại tất cả các cảng cá loại I.
Trong giai đoạn
2021 - 2025 tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cảng cá loại I tại 5
Trung tâm nghề cá lớn, các cảng cá loại I và các khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá cấp vùng được chuyển tiếp từ quy
hoạch thời kỳ trước là những nơi có số lượng tàu cá lớn, thường
xuyên vào neo
đậu; các dự án cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá trên các tuyến đảo, các dự án kết hợp
kinh tế với quốc phòng an ninh.
Theo Quy hoạch, thời kỳ 2021
– 2030, sẽ đầu tư 5
Trung tâm nghề cá lớn đồng bộ
trong hệ thống các cảng cá, khu
neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản tại các vùng biển, cụ thể: Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng gắn với ngư trường vịnh Bắc Bộ; Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa; Xây dựng
Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường
Nam Trung Bộ và Trường
Sa; Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam Bộ; Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.
Quy hoạch cũng đã
xác định đến năm
2030, toàn quốc có 173 cảng cá gồm 39
cảng cá loại I, 80 cảng cá loại II, 54 cảng cá loại III, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua
cảng
khoảng
2.983.000 tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá (gồm 30
khu cấp vùng,
130 khu cấp tỉnh), đáp ứng nhu cầu neo
đậu cho
khoảng
90.600 tàu cá.
Đến năm
2050, hệ thống cảng cá được phát triển đồng bộ, toàn diện, hiện đại,
ngang tầm với các cảng cá lớn
trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng
xanh. Các cảng cá loại I trong Trung tâm nghề cá lớn đóng vai trò cửa ngõ quốc tế là các mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu, có sức cạnh
tranh cao.
Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá theo
hướng hiện đại tại các đảo, đặc biệt tại hai
huyện đảo Trường Sa
và Hoàng Sa
góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh…
Huy động nguồn lực đầu từ Trung ương, địa phương và toàn xã hội
Nguồn lực để đầu tư thực hiện các nội
dung, mục tiêu, dự án cũng đã đề ra giải pháp huy động trong Quy hoạch, theo đó Ngân sách trung ương bố trí theo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thủy lợi và thủy sản để đầu tư, hỗ trợ đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng
thiết yếu của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá. Đối với cảng cá loại I, loại II
và khu neo đậu tránh trú bão, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện đầu tư đồng bộ các hạng mục gồm: cầu cảng; kè bảo vệ bờ, kè chắn sóng,
kè chắn cát; luồng tàu ra vào, vùng nước neo
đậu tàu; công trình
neo buộc tàu; hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải; nhà phân loại; nhà điều hành; sân và đường nội bộ; hệ thống đèn chiếu sáng; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc
chuyên dùng,
phòng cháy chữa cháy.
Đối với các dự án do địa phương quản lý, thuộc trách
nhiệm đầu tư của các địa phương, trung ương
chi hỗ trợ đầu tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư công, không đầu tư tất cả các dự án của địa phương.
Ngân sách địa phương bố trí theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước hoặc lồng ghép từ các chương trình, dự án để: đầu tư cảng cá loại III và các hạng mục khác của cảng cá loại I, loại II,
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; bố trí vốn thực hiện bồi thường,
giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; đồng thời bố trí kinh phí để duy
tu hàng năm các hạng mục công trình hạ tầng và chi phí bộ máy quản lý sau đầu tư đối với các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Huy động nguồn vốn vay
ưu đãi, vốn ODA của các nhà tài trợ và nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các cảng cá đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
VIFEP (TCTS)