Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024


(08/04/2024 12:00:00 SA)

Xuất khẩu thủy sản năm 2024 gặp rất nhiều thách thức do nguồn lợi hải sản suy giảm; Ủy ban châu Âu (EC) vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng, trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chậm hồi phục.

Tháng 8/2022, xuất khẩu thủy tiếp tục hạ nhiệt

Thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thẻ vàng IUU

 của thị trường EU.  Ảnh minh họa

Tăng trưởng chậm, giá xuất khẩu vẫn ở mức thấp

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý I/2024 đạt gần 2 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Về thị trường, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là top 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam; trong đó xuất khẩu sang Mỹ bứt phá mạnh hơn hẳn, với mức tăng trưởng 16% đạt 330 triệu USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tương đương cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 15%.

Đáng chú ý, trong quý I/2024, xuất khẩu tôm chân trắng Việt Nam sang Trung Quốc tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tôm, cua, cá tra sang Nhật Bản cũng có tín hiệu tích cực khi xuất khẩu tôm chân trắng tăng 20%, xuất khẩu cua tăng 23%, xuất khẩu cá tra tăng 25%.

Ngược lại khu vực thị trường EU và Hàn Quốc vẫn chưa có tín hiệu hồi phục rõ nét với tôm và cá tra Việt Nam, nhưng xuất khẩu cá ngừ sang 2 thị trường này đều tăng trưởng tốt, lần lượt tăng 27% ở EU và 15% với Hàn Quốc. Các doanh nghiệp kỳ vọng sau các Hội chợ Thủy sản Quốc tế tại Mỹ, EU, Nhật Bản, đơn đặt hàng sẽ khởi sắc hơn và giá xuất khẩu sẽ tốt dần lên.

Tuy nhiên, VASEP nhận định , trong quý I/2024, giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nhìn chung có nhích hơn so với cuối năm 2023, nhưng vẫn ở mức thấp. Còn theo đánh giá của Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân, xuất khẩu thủy sản dù có tín hiệu khởi sắc, song tăng trưởng còn chậm, trong khi chi phí đầu vào, phí vận chuyển liên tục tăng đang là khó khăn mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đối mặt trong thời gian dài sắp tới.

Sản xuất an toàn, khai thác thủy sản hợp pháp

Các chuyên gia nhận định, thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức, rào cản như: sức ép cạnh tranh với các nước khác, vấn đề thẻ vàng IUU của thị trường EU, thuế chống trợ cấp tại Mỹ, căng thẳng Biển Đỏ và xung đột thương mại dẫn đến cạnh tranh nhiều hơn tại Mỹ, Trung Quốc.

Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng tâm thế đối diện với thách thức, vượt qua những rào cản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm khách hàng từ các hội chợ, triển lãm thủy sản quốc tế tại Mỹ, tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc để có thể hồi phục và bứt phá sớm hơn.

Đáng lưu ý, trước bối cảnh tôm Ecuador và Ấn Độ đang bị cảnh báo về kháng sinh và vấn đề lao động, có thể có những cơ hội mới cho thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề mà ngành tôm Ấn Độ đang phải đối mặt như lao động, môi trường, kháng sinh cũng là bài học để các doanh nghiệp Việt Nam thận trọng và nghiêm túc tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu để tránh những rào cản và động thái bảo hộ của thị trường.

Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng đạt khoảng 9,22 triệu tấn, tương đương với năm 2023. Trong số đó, sản lượng khai thác khoảng 3,54 triệu tấn, giảm 8,3% so với năm 2023; sản lượng nuôi trồng 5,68 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 9,5 tỷ USD.

Về vấn đề thị trường, để vượt qua khó khăn, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân khuyến nghị, các doanh nghiệp cần tiếp tục tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi. Trong lĩnh vực khai thác cần truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp; khai thác phải phù hợp trữ lượng nguồn lợi, bảo đảm an toàn thực phẩm trên tàu cá, cảng cá về đến nhà máy.

"Ngoài yêu cầu về giảm phát thải, tăng sản xuất xanh thì phúc lợi động vật cũng là vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Đây không chỉ là nhu cầu của thị trường trong nước mà còn là xu hướng thị trường tiêu dùng thế giới thời gian tới, từ đó giúp xuất khẩu thủy sản bền vững, ổn định, tăng giá trị." - ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới đây đã công bố kết quả cuối cùng cho đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 19 (POR19) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trong giai đoạn từ 1/8/2021 đến 31/7/2022. Mức thuế cuối cùng cho POR 19 đã được ấn định ở mức 0,18 USD/kg đối với 5 công ty. Kết quả này thấp hơn đáng kể so với những lần rà soát trước đó.

Cũng trong tháng 3/2024, DOC đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador, theo đó mức thuế chung của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với 2 nước còn lại.

VIFEP (KTĐT)

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...