QUYẾT ĐỊNH V/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản


(23/10/2019 12:00:00 SA)

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KINH TẾ VÀ

QUY HOẠCH THỦY SẢN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



 

   

Số:      /QĐ-KTQH

        Hà Nội, ngày       tháng    năm 2016

 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học  

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản

            

     VIỆN TRƯỞNG VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 3909/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản;

Căn cứ Quyết định số 4790/QĐ-BNN-TCCB ngày 03/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý công chức, viên chức của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số của Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thành lập Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành. Thay thế Quyết định số của Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.

Điều 3. Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính, Trưởng các đơn vị trực thuộc Viện, Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:

 - Như điều 3;

 - Lãnh đạo Viện (b/c);

 - Lưu: VT, HĐKH.

 

VIỆN TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 Nguyễn Thanh Tùng


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KINH TẾ

VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN



 

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

 (Ban hành kèm theo Quyết định số:       /QĐ-KTQH ngày ……………… của

Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản)

 

CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 1. Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức tư vấn khoa học giúp Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (sau đây gọi tắt là Viện trưởng) về phương hướng, kế hoạch, về tổ chức và quản lý  các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ do Nhà nước giao.

Điều 2. Nhiệm vụ của Hội đồng khoa học

1. Tư vấn cho Viện trưởng về chiến lược, phương hướng, kế hoạch và chính sách phát triển khoa học công nghệ của Viện;

2. Tư vấn xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà Nước, cấp Bộ và các cấp liên quan đến nghiên cứu phát triển của ngành.

3. Thẩm định/tham gia đóng góp ý kiến các đề cương, đề án, dự án và chương trình khoa học công nghệ có liên quan theo đề nghị của Viện trưởng.

4. Chủ trì /Tham gia đánh giá, nghiệm thu kết quả các nhiệm vụ khoa học, công nghệ các cấp và những chương trình/đề tài/dự án khác theo đề nghị của Viện trưởng.

5. Đề xuất với Viện trưởng về hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước.

6. Tư vấn cho Viện trưởng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ khoa học của Viện;

7. Tham gia hoạt động thông tin khoa học, xuất bản các công trình nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ theo đề nghị của Viện trưởng.

8. Đề xuất khen thưởng các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ xuất sắc, những sáng chế, phát minh có giá trị của cá nhân, tổ chức thuộc Viện

9. Thực hiện các vấn đề khác liên quan đến khoa học công nghệ khi được Viện trưởng yêu cầu.

10. Ủy viên Hội đồng được hưởng thù lao tư vấn theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.

 

CHƯƠNG II
TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1.     Thành lập hội đồng

Hội đồng khoa học do Viện trưởng tổ chức cuộc họp toàn thể cán bộ khoa học của Viện để đề xuất danh sách và bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bầu các thành viên trong cơ cấu tổ chức theo nguyên tắc đa số;

2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm kỳ của hội đồng

a/ Cơ cấu tổ chức của hội đồng khoa học gồm : Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, thư ký và các ủy viên Hội đồng được bầu thông qua bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số;

b/ Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và Thư ký Hội đồng là các cán bộ trong biên chế của Viện còn đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ.

c/Ủy viên hội đồng khoa học là những cán bộ khoa học tiêu biểu của các đơn vị trong và ngoài Viện. Số lượng Ủy viên Hội đồng tối thiểu là 11, tối đa là 15 người

d/ Ủy viên ngoài Viện tham gia Hội đồng: do Viện trưởng mời, số lượng không quá 1/5 tổng số Ủy viên Hội đồng.

e/ Nhiệm kỳ của Hội đồng là 3 năm

Điều 4. Nhiệm vụ của Thường trực hội đồng

1.     Chuẩn bị chương trình, nội dung cho các kỳ họp hội đồng

2.     Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của Hội đồng.

3. Giải quyết công việc thường xuyên và đột xuất của Hội đồng.

Điều 5. Nhiệm vụ của cá nhân trong Hội đồng

1. Chủ tịch Hội đồng:

a/ Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các quy định của Quy chế này;

b/ Chỉ đạo Thường trực Hội đồng chuẩn bị chương trình, nội dung các phiên họp của Hội đồng;

c/ Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Thường trực, Hội đồng;

d/ Duyệt các báo cáo, kiến nghị của Hội đồng đối với các vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng và trình Viện trưởng;

e/ Mời các đại biểu trong và ngoài ngành dự họp Hội đồng khi cần thiết;

f/ Phân công thư ký các phiên họp tư vấn của Hội đồng.

g/Kiến nghị Viện trưởng thay thế hoặc bổ sung ủy viên hội đồng khoa học (khi cần thiết)

2. Phó Chủ tịch Hội đồng:

a/ Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, theo dõi các hoạt động thường xuyên của Hội đồng;

b/ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, giải quyết các công việc của Hội đồng khi được uỷ quyền;

c/ Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành Thường trực Hội đồng chuẩn bị chương trình, nội dung các phiên họp, các công tác đột xuất có liên quan tới hoạt động của Hội đồng.

3. Ủy viên thường trực:

a/ Tham gia xây dựng kế hoạch công tác hằng năm của Hội đồng;

b/ Tham gia phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện các ý kiến kết luận của Hội đồng và xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra;

c/ Chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp tư vấn của Hội đồng khi được phân công.

4. Thư ký hội đồng:

a/ Chuẩn bị chương trình, nội dung các kỳ họp của Hội đồng và Thường trực Hội đồng;

b/ Thông báo cho các Ủy viên và khách mời dự họp Hội đồng và Thường trực Hội đồng;

c/ Lập biên bản các kỳ họp Hội đồng và Thường trực Hội đồng;

d/ Quản lý, lưu trữ hồ sơ của Hội đồng.

5. Ủy viên Hội đồng:

a/ Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;

b/ Nghiên cứu và có ý kiến về các vấn đề được đưa ra thảo luận tại Hội đồng;

c/ Đề xuất với Hội đồng thảo luận những vấn đề do mình phát hiện và xét thấy có lợi cho phát triển của Viện;

d/ Đề xuất với Thường trực Hội đồng các đề tài, dự án, đề án, chương trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ và môi trường cần được Hội đồng thẩm định, phản biện; 

e/ Phụ trách công việc cụ thể do Hội đồng giao. 

 

CHƯƠNG III
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 6.  Kỳ họp Hội đồng

Hội đồng họp định kỳ 6 tháng 1 lần, vào các tháng 6 và tháng 12. Trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp bất thường.

Điều 7. Phương thức làm việc của Hội đồng

1. Phiên họp thường kỳ của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên chính thức của Hội đồng tham dự. Các phiên họp bất thường không nhất thiết phải có đủ số lượng Ủy viên, nhưng phải có đủ số ủy viên có chuyên môn liên quan đến vấn đề đưa ra thảo luận tại cuộc họp bất thường.

2. Hội đồng làm việc theo chế độ thảo luận tập thể, tập trung dân chủ và biểu quyết theo đa số. Việc biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín sẽ do toàn thể Hội đồng quyết định.

3. Chủ tịch Hội đồng có thể mời đại biểu ngoài Hội đồng tham dự họp Hội đồng nếu thấy cần thiết. Số lượng đại biểu mời ngoài Hội đồng không quá 1/3 Ủy viên Hội đồng. Đại biểu mời có quyền tham gia thảo luận nhưng không tham gia biểu quyết/bỏ phiếu và tuân thủ quy chế của Hội đồng.

Điều 8. Kinh phí hoạt động của Hội đồng

1. Kinh phí hoạt động thường xuyên của Hội đồng theo Định mức trong  Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện.

2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng theo đề nghị của các đề tài/dự án  được trích từ kinh phí của các đề tài/dự án. Định mức chi theo dự toán của đề tài/dự án;

3. Kinh phí từ các nguồn khác. Định mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng căn cứ Quy chế này để tổ chức thực hiện.

Điều 11. Quy chế này được áp dụng kể từ ngày ký ban hành.

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng kiến nghị Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản quyết định sửa đổi hoặc bổ sung Quy chế./.

VIỆN TRƯỞNG

 

 

 

 

       Nguyễn Thanh Tùng

 

 

Xem thêm >>

Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...