Tọa đàm “Hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn - RAS''
(29/05/2019 12:00:00 SA)
Ảnh: Tọa đàm.
Tham
dự hội thảo còn có tác giả cuốn sách Andy Davison, đại diện các đơn vị
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản, Đại sứ
quán Đan Mạch, Đức, GIZ,…
Hội
thảo đã được nghe các báo cáo tham luận, ý kiến đóng góp của các đại
biểu tham dự. Ưu điểm của hệ thống tuần hoàn RAS là Giảm nhu cầu sử dụng
nước sạch cho nuôi; Giảm việc sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản; Dễ
dàng bố trí địa điểm , giảm chi phí vận chuyển; Ít phụ thuộc và nguồn
nước và điều kiện môi trường; Giảm lượng thải; Tăng an toàn sinh học, dễ
quản lý dịch bệnh; Có khả năng tự động hóa cao, hiệu quả nuôi cao. Bên
cạnh đó, hệ thống RAS vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Suất đầu tư cao
cả về cơ sở hạ tầng và nguyên vật liệu; Chi phí vận hành cao; Đội ngũ
vận hành, quản lý cần có trình độ cao và đào tạo chuyên nghiệp; Rủi ro
đầu tư cao.
Hệ
thống lọc tuần hoàn RAS (Recirculating Aquaculture System) đã được
nghiên cứu và ứng dụng ở Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc… để phục vụ
các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt,
lợ, mặn. Công nghệ RAS trong nuôi trồng thủy sản đang được ứng dụng tại
Việt Nam dựa trên nguyên lý công nghệ và có cải tiến để phù hợp thực tế.
Đây là một công nghệ có chi phí đầu tư cao, yêu cầu người vận hành công
nghệ phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản. Nhằm hướng
đến nuôi những loài thủy sản đạt sản lượng lớn, năng suất cao, chất
lượng tốt, tiết kiệm diện tích và không gây ô nhiễm môi trường, công
nghệ nuôi thủy sản trong hệ thống lọc tuần hoàn là một sự lựa chọn hợp
lý.
Đặng Cường
|