Bảo tồn bãi sá sùng ở Quan Lạn-Bài toán cần lời giải?
(21/06/2017 12:00:00 SA)
Nghề khai thác sá sùng là nghề đem lại sinh kế cho khoảng 70% hộ dân sống quanh
các bãi sá sùng ven biển tỉnh Quảng Ninh.
Đời sống đổi thay từ nghề khai thác sá sùng
Ở
Quảng Ninh, sá sùng có ở khắp các bãi triều ven biển, nhưng ngon nhất
và nổi tiếng nhất là sá sùng ở Vân Đồn, đặc biệt là sá sùng tại các bãi
triều của Quan Lạn, vì tại đây cát trắng, sạch, cho con sá sùng mình
sáng màu. Theo nghiên cứu, thịt sá sùng có vị ngọt, chứa nhiều dưỡng
chất cần thiết cho sức khỏe con người, vì thế từ xa xưa, sá sùng đã được
xếp vào hàng những loại thực phẩm và thuốc có tác dụng bổ dưỡng cao
cấp, thậm chí được mệnh danh là “địa sâm” (sâm đất).
Nghề
khai thác sá sùng là nghề rất thô sơ, chỉ cần có sức lao
động là có thể tham gia khai thác Sá Sùng, chính vì vậy trẻ
em và phụ nữ đều có thể tham gia (phụ nữ chiếm trên 75% còn
lại nam giới chiếm dưới 25%), một số em học sinh cũng xuống
bãi khai thác Sá Sùng giúp gia đình lấy tiền mua sách vở vào
dịp ngày nghỉ lễ và nghỉ hè. Có thể nói nghề khai thác sá
sùng là nghề đem lại sinh kế cho khoảng 70% hộ dân sống quanh
các bãi Sá Sùng ven biển tỉnh Quảng Ninh (chủ yếu là các hộ
nghèo, những người không có điều kiện về vốn và phương tiện khai thác trên biển).
Tại Quan Lạn, người dân bám biển đảo chính cũng nhờ nguồn lợi
sá sùng, nhờ có sá sùng mà kinh tế ở đây phát triển, bộ mặt
đời sống của bà con ngư dân thay đổi rõ rệt, một số bà con
ngư dân trong đất liền không có nghề nghiệp cũng muốn đăng ký
hộ tịch ở đây, đây cũng là một biểu hiện tốt đối với phát
triển kinh tế-xã hội và an ninh biển đảo ở tỉnh Quảng Ninh.
Khai
thác sá sùng chịu phụ thuộc rất nhiều vào con nước thủy
triều, vì vậy khai thác Sá Sùng tách thành hai vụ khác nhau;
Vụ chính bắt đầu từ tháng 2-7 hàng năm; Vụ phụ bắt đầu từ
tháng 8-12, xong năng suất khai thác vụ phụ thường thấp hơn do
Sá Sùng bé và ít hơn.
Xã Quan Lạn có 500 – 600 ngư dân thường xuyên khai thác sá sùng.
Trước đây khai thác sá sùng chủ yếu để cải thiện sinh hoạt hàng ngày,
phụ giúp gia đình. Tuy nhiên với giá trị ngày càng cao như hiện nay nghề
khai thá sá sùng đã đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ ngư dân.
Trung bình mỗi ngày mỗi phụ nữ đi đào sá sùng có thu nhập từ 200.000 –
400.000đ. Sau khi khai thác xong, người dân bán cho những người chuyên
đi thu mua tại biển. Tại Quan Lạn có khoảng 20 gia đình thu mua và bán
sá sùng.
Giá mỗi cân sá sùng tươi mua tại bãi bồi khoảng 260.000-300.000 đồng,
tùy theo loại nhỏ, to khác nhau. Nếu sá sùng được phơi, sấy khô sẽ có
giá trị cao hơn. Sau khi thu mua, sá sùng được rửa sạch cát, đem trần
nước sôi rồi đem sấy bằng bếp than. Sấy bằng bếp than tổ ong thì sá sùng
khô nhanh và cho mẫu mã đẹp nhất, thời gian sấy chỉ chừng 2 giờ đồng
hồ. Sá sùng sau khi sấy khô được thu mua với giá từ 3,5 – 4,5 triệu
đồng/kg, trừ chi phí đi cũng được 800.000-900.000 đồng/kg khô.
Do
giá trị cao, mỗi kg sá sùng tươi có giá từ 200.000đ – 300.000đ nên
thời gian gần đây tại Quan Lạn xuất hiện phương pháp khai thác sá sùng
mới, người dân địa phương gọi là soi mồi. Phương pháp khai thác này tuy
là làm thủ công bằng sức người nhưng cách thức khai thác tạo thành rãnh
liên tục, trải dài, sâu, đang làm biến đổi bãi triều. Sản lượng khai
thác bằng phưng pháp soi mồi cao hơn nhiều so với phương pháp khai thác
bằng truyền thống của ngư dân địa phương. Khai thác bằng phương pháp soi
mồi, trung bình mỗi ngày mỗi người thu được 4 – 5 kg/ngày, có thời điểm
khai thác được 7 -8 kg/ngày, thu nhập khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/ ngày.
Cùng với đó, là sự giảm sút của những người khai thác truyền thống.
Đối mặt với thách thức
Kết
quả khảo sát, tính toán của dự án ‘Nghiên cứu xây dựng cơ sở
khoa học cho việc sử dụng bền vững nguồn lợi Sá Sùng và Bông
Thùa tỉnh Quảng Ninh” năm 2005 cho thấy; bãi Sá Sùng Quan Lạn
khả năng cho phép khai thác bền vững khoảng 40,3 tấn/năm, thực
tế khai thác 44,8 tấn/năm (vượt ngưỡng cho phép khai thác bền
vững 4,5 tấn/năm). Đây là một khó khăn, thách thức trong việc bảo vệ
bảo vệ nguồn lợi sá sùng tự nhiên.
Như
vậy, nguồn lợi sá sùng là sinh kế để người dân có thể sinh sống và phát
triển trên đảo Quan Lạn và là điều kiện để người dân có thể bám đảo có ý
nghĩa về mặt an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi sá sùng
đang dần bị suy giảm do xuất hiện những phương thức khai thác không bền
vững.
Nhiều người dân tại Quan Lạn đã và đang nhận thức đúng điều này và thay
đổi cách khai thác của mình để bảo vệ nguồn lợi sá sùng – nguồn lợi mang
lại cuộc sống cho họ bấy lâu nay. Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa
ý thức được vấn đề này nên công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của cộng đồng ngư dân trong việc khai thác hợp lý và bảo vệ
nguồn lợi sá sung rất quan trọng.
Chính quyền địa phương nên chỉ đạo để bà con khai thác theo đúng mùa vụ
và hoàn nguyên môi trường sau khi khác thác để đảm bảo được hiệu quả
kinh tế và bảo vệ nguồn lợi sá sùng.
Vũ Thị Hồng Ngân
|