Các khu bảo tồn biển và Quy hoạch không gian


(18/08/2019 12:00:00 SA)

Dữ liệu địa không gian và Hệ thống GIS rất quan trọng đối với sự phát triển và vận hành hiệu quả Khu bảo tồn biển (MPA) và Quy hoạch không gian biển (MSP). Nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn biển và tiến hành lập quy hoạch không gian để quản lý tối ưu tài nguyên biển. Bộ công cụ MARXAN đã được sử dụng ở nhiều khu vực trên thế giới để hỗ trợ thực hiện quy hoạch không gian biển. Một phần của quy trình Quy hoạch không gian biển bao gồm Phân tích khoảng trống: một đánh giá mang tính hệ thống dựa vào công nghệ GIS giúp phản ánh những khu vực không được bảo vệ. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã thiết lập các giao thức và yêu cầu cụ thể cho MSP. Các công cụ lập bản đồ web ngày càng được sử dụng nhiều trong cả hoạt động thành lập các khu bảo tồn biển và quy hoạch không gian biển cũng như trong công tác lập quy hoạch bảo tồn và quản lý nói chung.

Các khu bảo tồn biển

Quá trình thiết lập và duy trì các khu bảo tồn biển (MPA) đã được thông qua trên toàn cầu với 3% tổng số vùng đại dương được bảo vệ (http://www.mpatlas.org/map/mpas/). Ngày càng có nhiều công cụ địa không gian và các hệ thống giúp tạo và quản lý dữ liệu của khu bảo tồn biển cũng như góp phần thiết lập các khu bảo tồn mới. Viện Bảo tồn Biển cung cấp một bản tóm tắt hiện trạng cho các Khu bảo tồn biển dưới dạng bản đồ tương tác trực tuyến, cùng các dữ liệu bổ sung tại http://www.mpatlas.org/map/mpas/. Các công cụ như thế này có thể được áp dụng không chỉ để cung cấp hiểu biết về Quy hoạch không gian biển ở quy mô toàn cầu, mà với dữ liệu mục tiêu, bản đồ web còn có thể được thiết lập để giúp giám sát và quản lý các Khu bảo tồn biển riêng lẻ. Hoa Kỳ duy trì một bản đồ tương tác của các Khu bảo tồn biển “thực tế” - các khu vực được bảo vệ vì các lý do khác ngoài bảo tồn như kinh tế, sức khỏe/an toàn của con người, bảo vệ chính phủ hoặc tài sản tư nhân hoặc an ninh quốc gia (https: //marineprotectedareas.noaa. gov/dataanalysis/defacto/). Quá trình thiết lập Khu bảo tồn biển bao gồm việc đánh giá các chức năng sử dụng của khu bảo tồn và vị trí của các chức năng này. Hệ thống thông tin địa lý được sử dụng để định lượng các công dụng ngoài khơi California trong bản đồ web tương tác các công dụng California tại http://marineprotectedareas.noaa.gov/dataanalysis/atlas_ca/viewer/. Dữ liệu được thu thập và gắn vào tọa độ một cách chi tiết để sử dụng trong bản đồ web. Bản đồ web cung cấp danh sách công dụng của bất kỳ tọa độ nào như chèo thuyền, khai thác và khai thác thương mại. Các ô tọa độ được mã hóa màu theo công dụng nhằm giúp nhận dạng ngay lập tức các khu có tần suất sử dụng cao. Nếu được cập nhật thường xuyên, một trang web như thế này là một công cụ giúp lập kế hoạch và quản lý tuyệt vời.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Hải dương học Quốc gia Hoa Kỳ đã phân loại các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên GIS cho các khu bảo tồn biển bao gồm bảo vệ bờ biển:

 

Quy hoạch không gian biển

Trong quy hoạch không gian, vị trí đóng vai trò rất quan trọng đối với nhiều hoạt động và tài nguyên. Xác định những khu vực có tiềm năng xảy ra xung đột giữa các mục đích sử dụng là một phần quan trọng trong bất kỳ Quy hoạch không gian biển (MSP) nào, nó không chỉ giúp tránh xung đột mà còn có thể cải thiện nền kinh tế và môi trường khu vực thông qua việc chọn vị trí một cách thông minh. Bản chất ba chiều của môi trường biển làm tăng thêm sự phức tạp cho các nỗ lực lập kế hoạch; do đó, dữ liệu địa lý và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được sử dụng để thao tác, phân tích và hiển thị dữ liệu trở nên thiết yếu đối với công tác quy hoạch không gian biển.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận ra tầm quan trọng của quy hoạch không gian biển (Hình 7). Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ từng phát triển các quy trình và phương pháp tiêu chuẩn để tiến hành quy hoạch không gian biển.

 



 

 

ü Giảm các mâu thuẫn liên quan đến tiếp cận không gian biển

ü Giảm tác động lũy kế của các hoạt động trên biển đối với môi trường

ü Giảm chi phí điều phối giữa

các cơ quan nhà nước

ü Nâng cao tính ổn định và tính dự báo các khoản đầu tư tư nhân

 

 

Hình 7. Các tiêu chuẩn cốt lõi cho Quy hoạch không gian biển được Liên minh châu Âu áp dụng

MARXAN là một bộ phần mềm không gian địa lý thường được sử dụng để hỗ trợ việc tạo MSP. Được phát triển ở Úc vào năm 2000, MARXAN đã được áp dụng tại nhiều khu vực trên thế giới bao gồm cả bề mặt đất. Trong khuôn khổ mô hình giới hạn về số lượng và quy mô của các khu vực có thể được bảo tồn, MARXAN xem xét nhiều khu vực và vị trí tiềm năng dựa trên các thuộc tính và cấu hình không gian và xác định sự kết hợp tối ưu để bảo tồn tối đa. Mô hình được thiết kế để có thể chạy lặp đi lặp lại với những đầu vào được điều chỉnh nhiều lần nhằm xác định một số giải pháp tối ưu phục vụ công việc hoạch định chính sách. Một ví dụ về đầu ra nguyên bản từ mô hình MARXAN được hiển thị trong Hình 8.

 

Hình 8. Sản phẩm của MARXAN thể hiện các vùng và công dụng tối ưu.

 

Phân tích khoảng trống

Phân tích khoảng trống là một phần của kế hoạch sử dụng tài nguyên và quản lý tài nguyên. Về bản chất, phân tích khoảng trống là quá trình so sánh các điều kiện hiện tại với các điều kiện tương lai mong muốn. Phân tích thường được sử dụng để xác định những nơi và những gì hiện tại không được quản lý nhưng thực chất nên được quản lý. GIS là một công cụ quan trọng trong phân tích khoảng trống.

Phân tích khoảng trống giúp trả lời các câu hỏi như ....

      Các khu vực bảo tồn đa dạng sinh học ở đâu và ai quản lý chúng?

      Có bao nhiêu môi sinh của các loài động thực vật cụ thể được bảo tồn bởi mỗi tổ chức quản lý?

      Có bao nhiêu loài trong khu vực được bảo vệ?

      Khu vực nào có nhiều loài nhất?

Phân tích khoảng trống cũng có thể đánh giá và thể hiện độ nhạy về môi trường đối với nhiều mối đe dọa khác nhau. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, đường bờ biển được đánh dấu tọa độ về độ nhạy cảm với sự cố tràn dầu. Phân tích khoảng trống giúp hỗ trợ quá trình lập kế hoạch và đóng một phần quan trọng trong viếc ứng phó với sự cố tràn dầu.

Sự phát triển của Khu bảo tồn biển hoặc Kế hoạch không gian biển thường bao gồm Phân tích khoảng trống để xác định cách thức quản lý trong tương lai. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã phát triển một số bản đồ web để hỗ trợ Phân tích khoảng trống https://gapanalysis.usgs.gov/viewers/. Bản đồ trực tuyến bao gồm độ che phủ đất, khu bảo tồn được chỉ định và sự phân bố loài. Những công cụ này được sử dụng trong Phân tích khoảng trống và góp phần phát triển các khu bảo tồn và các kế hoạch không gian.

Ví dụ -

GIS được sử dụng trong lập kế hoạch, quản lý và giao tiếp. Cơ quan nghiên cứu về Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ sử dụng nhiều bản đồ web để thông báo cho người dân cũng như các nhà quản lý về vị trí của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các mối đe dọa đối với chúng, những mỗi đe dọa này có thể ảnh hưởng đến môi trường hoặc nền kinh tế. Thông tin thủy sản địa không gian hoặc GeoFin là một bộ công cụ web được thiết kế để hỗ trợ việc lập kế hoạch bảo tồn cá (https://ecos.fws.gov/geofin/).

Cơ quan Công viên Quốc gia Hoa Kỳ sử dụng công cụ“Park Atlas” để hỗ trợ những nỗ lực lập kế hoạch. Park Atlas thiết lập một ứng dụng bản đồ web cho mỗi một đơn vị trong số bốn trăm đơn vị thuộc hệ thống công viên. Mỗi ứng dụng web được xây dựng theo một cách giống nhau và trình bày dữ liệu tài nguyên theo cách dễ sử dụng để mang lại các thông tin về không gian cho việc lập kế hoạch. Phần lớn các bản đồ Park Atlas là thông tin nội bộ của công viên; tuy nhiên, một số nền tảng công khai đã được thiết lập. Tập bản đồ Sequoia Kings Canyon là một ví dụ:

Đây chỉ là hai ví dụ về số lượng ứng dụng ngày càng được phát triển để phục vụ việc sử dụng dữ liệu địa không gian trong bảo tồn, quản lý tài nguyên và lập kế hoạch.

VIFEP (TH-Hội thảo USAID)

Xem thêm >>

Tin tức
 Năm 2025, ngành thuỷ sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới tiềm năng   (10/01/2025 12:00:00 SA)
 4 cơ hội lớn để thuỷ sản vượt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong 2025   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2025   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Nâng cao giá trị và chiến lược phát triển bền vững ngành thủy sản   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Giải pháp nào để xuất khẩu thuỷ sản không 'loanh quanh' mức 10 tỷ USD?   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...