Cá tầm Việt Nam - Khó khăn và giải pháp


(17/06/2014 12:00:00 SA)

Cá tầm là loại thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao

Trong thời gian qua Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu sản xuất giống, trứng cá muối (caviar). Với lợi thế nguồn nước lạnh ổn định duy trì ở 17- 280C nên cá tầm phát triển nhanh không cần trải qua giai đoạn ngủ đông như ở nước ngoài. Vì vậy cá tầm Siberi nuôi tại Việt Nam năm thứ 4 đã bắt đầu có thể cho trứng, mặt khác các sản phẩm thịt cá tầm được người tiêu dùng Việt Nam ưu chuộng nên dễ dàng tiêu thụ.

 

Được sự hỗ trợ của Liên bang Nga theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Liên bang Nga về “Nghiên cứu xây dựng luận cứ phục vụ đề xuất định hướng quy hoạch phát triển nuôi cá hồi và cá tầm bền vững tại Việt Nam” do TS. Nguyễn Việt Nam làm chủ trì nhiệm vụ, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản là cơ quan chủ trì thực hiện đã bước đầu đánh giá được sự an toàn sinh thái, hệ thống thủy vực của cá tầm nuôi tại Việt Nam. Dự án cũng đã phối hợp với chuyên gia Nga chuyển giao một số công nghệ, tài liệu về nuôi cá tầm trong đó đáng chú ý là tham quan trang trại cá tầm ở Nga, kỹ thuật hạ nhiệt độ đối với cả cá bố mẹ trong sản xuất giống cá tầm.

 

Thời gian qua, được sự quan tâm của các Bộ ban ngành như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công an, báo chí, sự vào cuộc của các địa phương tình hình buôn lậu cá tầm đã tạm lắng tuy nhiên vẫn chưa dứt điểm hoàn toàn. Điều này không chỉ gây thất thoát về thuế, đe dọa đầu ra ngành nuôi cá tầm của Việt Nam mà còn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh đối với người và thủy sản trong nước.

Công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh, xây dựng thương hiệu cũng chưa được quan tâm thoả đáng. Đa số các doanh nghiệp, công ty đều phải tự mình tìm đầu ra cho sản phẩm. Chưa có doanh nghiệp hay công ty nào trong nước đăng ký thương hiệu cho sản phẩm cá tầm. Sản phẩm đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu là tươi sống. Đối với mặt hàng caviar, sản lượng còn chưa cao vẫn đang trong quá trình giới thiệu và thử nghiệm.

 

Việc nuôi cá tầm tuy đạt được nhiều thành công nhưng nhìn tổng thể mà nói việc phát triển cá tầm còn nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất giống, thức ăn, chế biến còn phải cải tiến hoàn thiện nhiều. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra càng nhiều đã ảnh hưởng lớn tới người nuôi cá tầm như nắng nóng kéo dài, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, rét hại tại các vùng miền núi phía bắc. Điều đó đòi hỏi cần phải quy hoạch vùng nuôi và có các chính sách hỗ trợ người dân kiên cố hóa hệ thống ao nuôi, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi.

 

 Giải pháp phát triển bền vững nuôi cá tầm tại Việt Nam

 

Để ngành sản xuất cá tầm phát triển bền vững chúng ta cần phải chủ động trong sản xuất giống như thành lập một vùng sản xuất giống cá tầm trên cả nước. Bên cạnh đó là cải tiến thức ăn, công nghệ siêu âm trứng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến cá tầm. Ngoài ra cũng cần nâng cao hệ thống xử lý nước thải xem xét vấn đề nuôi tuần hoàn nước khép kín để giảm thiểu tối đa các vấn đề liên quan tới môi trường. Nhà nước và doanh nghiệp cũng cần trao đổi phối kết hợp trong quảng bá, xúc tiến thương mại để sản phẩm cá tầm tới được thị trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt để tiến tới sản xuất Caviar xuất khẩu cũng như hướng tới việc sản xuất thủy sản với năng suất và chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế chúng ta cần phải khuyến khích hỗ trợ phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản xuất cá tầm. Điều này đóng vai trò quan trọng đặc biệt khi Việt Nam đã ra nhập WTO, tiến tới là hiệp định TTP nơi mà các mặt hàng thủy sản Việt Nam sẽ được nhiều lợi thế khi thâm nhập thị trường thế giới tuy nhiên sẽ gặp nhiều rào cản kỹ thuật trong thương mại và chỉ có sản xuất hiện đại khép kín mới tránh được điều đó./

Cao Tất Đạt

Xem thêm >>

Tin tức
 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ đô/tháng   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Đón sóng từ thị trường, xuất khẩu thủy sản cần vượt rào cản để bứt phá   (27/09/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản trước cơ hội và thách thức lớn   (19/09/2024 12:00:00 SA)
 Điều tra, đánh giá hiện trạng lao động khai thác thủy sản trên phạm vi cả nước để cung cấp cơ sở, dữ liệu quản lý khai thác thủy sản   (19/08/2024 12:00:00 SA)
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc với Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (08/08/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024   (15/07/2024 12:00:00 SA)
 Tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị   (09/07/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...