Sẽ bắt đầu chỉnh sửa "nghị định cá tra" từ tháng 7


(19/05/2015 12:00:00 SA)

nghị định cá tra

Sẽ có sự điều chỉnh nghị định cá tra thời gian tới.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng đã xác nhận thông tin trên.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, trước khi có sự điều chỉnh chính thức, các bộ, ngành có liên quan phải làm rõ một số việc cụ thể, bao gồm đánh giá hàm lượng nước (hàm ẩm) tự nhiên trong cá nguyên liệu, và đánh giá lại thực trạng hàm ẩm, tỷ lệ mạ băng trong sản phẩm cá tra phi-lê đang được các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

“Sau khi có kết quả đánh giá, sẽ dựa vào đó để có sự điều chỉnh các quy định về hàm ẩm, tỉ lệ mạ băng cho phù hợp hơn, chứ bây giờ cũng chưa thể biết trước được con số (tỷ lệ) cụ thể là bao nhiêu”, ông nói.

Song song với việc xác định hai vấn đề nêu trên, theo ông Tuấn, các bộ ngành cũng sẽ điều tra nhu cầu và xác định phân khúc của thị trường.

“Trong vấn đề về nâng cao chất lượng, thị trường có nhiều phân khúc với những đòi hỏi mức độ chất lượng khác nhau, cho nên quyết định cuối cùng sẽ được cân nhắc dựa vào yếu tố này,” ông cho biết.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, thường gọi là nghị định cá tra, đã có hiệu lực kể từ ngày 20-6-2014, nhưng các điều khoản quy định về tỷ lệ hàm ẩm không được vượt 83% và mạ băng (lớp nước đóng băng trên bề mặt sản phẩm) không được vượt 10% đến ngày 31-12-2014 mới áp dụng nhằm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.

Tuy nhiên, khi đến thời hạn thực hiện - tức ngày 31-12-2014 vừa qua – nhiều doanh nghiệp phản ứng, cho rằng nếu áp dụng với tỷ lệ như trên họ không xoay trở kịp. Hơn nữa, không nhiều thị trường yêu cầu các sản phẩm theo tiêu chuẩn 83% hàm ẩm và 10% mạ băng (có thông tin cho biết tỷ lệ này chiếm chưa đến 10% tổng khối lượng xuất khẩu hàng năm của ngành cá tra), cho nên được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định lùi thời hạn áp dụng đến ngày 31-12-2015.

Và hiện nay Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu thực tế để điều chỉnh các tỷ lệ trên cho phù hợp hơn nữa.

Theo thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong ba tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cá tra cả nước đạt giá trị 356,8 triệu đô la Mỹ, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo VASEP, các thị trường nhập khẩu chính cá tra Việt Nam trong quí 1-2015, gồm EU, ASEAN, Mỹ, Trung Quốc và Hồng Kông, Mexico, Columbia, Canada và Úc, chiếm 75,9% lượng cá tra xuất khẩu của cả nước, giảm gần 1% so với quí 1-2014.

VIFEP (KTSG)

 

Xem thêm >>

Tin tức
 Năm 2025, ngành thuỷ sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới tiềm năng   (10/01/2025 12:00:00 SA)
 4 cơ hội lớn để thuỷ sản vượt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong 2025   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2025   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Nâng cao giá trị và chiến lược phát triển bền vững ngành thủy sản   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Giải pháp nào để xuất khẩu thuỷ sản không 'loanh quanh' mức 10 tỷ USD?   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...