Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm tẩm bột sang Mỹ


(15/07/2019 12:00:00 SA)

Sau khi giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 4 và tháng 5 đã có dấu hiệu nhích lên. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm tôm tẩm bột của Việt Nam sang Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Cùng với các hỗ trợ khách quan và chủ quan, đây có thể coi là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.

 

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu tôm tẩm bột từ Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 4.281 tấn, trị giá 30,9 triệu USD, tăng 53% về lượng và 48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong bối cảnh xuất khẩu tôm sang Mỹ sụt giảm từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này có thể coi là một dấu hiệu tích cực.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu tôm tẩm bột của Hoa Kỳ đạt 17.748 tấn, trị giá 124,3 triệu USD, giảm 1% về lượng và tương đương về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam là 3 nhà cung cấp chính của tôm tẩm bột của Mỹ, lần lượt chiếm 31%, 26% và 25% tổng giá trị NK tôm tẩm bột của Mỹ.

Tính đến tháng 5/2019, Trung Quốc xuất khẩu 6.839 tấn tôm tẩm bột sang Mỹ, trị giá 38,3 triệu USD, giảm 33% về lượng và giảm 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, xuất khẩu tôm tẩm bột của Thái Lan sang Mỹ đạt 3.545 tấn, giá trị đạt 32,6 triệu USD, tăng 62% về lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Trong số 3 nhà cung cấp tôm tẩm bột chính cho Mỹ, Trung Quốc phải chịu mức thuế suất 25% do Mỹ áp mức thuế 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc vào tháng 5/2019, khiến sản lượng tôm tẩm bột sang Mỹ giảm mạnh. Các nhà nhập khẩu của Mỹ đang tìm kiếm các nhà cung cấp khác để thay thế Trung Quốc.

Xét về khả năng cạnh tranh của Thái Lan tại thị trường Mỹ đối với sản phẩm tôm tẩm bột, Thái Lan khó cạnh tranh với Trung Quốc do chi phí sản xuất cao. Giá tôm tẩm bột xuất khẩu của Thái Lan luôn cao hơn Trung Quốc và Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu tôm tẩm bột trung bình của Thái Lan đạt 9,2 USD/kg trong khi giá xuất khẩu của Trung Quốc và Việt Nam lần lượt là 5,6 USD/ kg và 7,2 USD/kg.

Để giành được thị phần từ Trung Quốc và Thái Lan, Việt Nam cần đầu tư dây chuyền, sản xuất các sản phẩm có giá thành cạnh tranh. Trung Quốc hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường Mỹ đối với sản phẩm tôm tẩm bột nhờ chi phí sản xuất thấp, cung cấp hàng hóa cho Mỹ với giá cạnh tranh so với các nhà cung cấp đối thủ.

Trong bối cảnh các mặt hàng tôm truyền thống của Việt Nam xuất khẩu (như mặt hàng IQF) sang Mỹ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác như Ấn Độ (có lợi thế giá rẻ) và Indonesia (không bị áp thuế chống bán phá giá), cùng với việc tôm tẩm bột được coi là mặt hàng có giá trị gia tăng tốt, tỷ suất lợi nhuận cao, việc tập trung xuất khẩu tôm tẩm bột sang Mỹ có thể là phương án hợp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

 

Nhập khẩu tôm tẩm bột (HS 1605211020) của Mỹ

(Giá trị: 1.000 USD, Sản lượng: tấn)

Các nhà cung cấp

2018

T1 – T5/2018

T1-T5/2019

Chênh lệch (%)

Giá trị

Sản lượng

Giá trị

Sản lượng

Giá trị

Sản lượng

Giá trị

Sản lượng

Tổng

359.998

52.247

124.799

17.897

124.337

17.748

--

-1

Trung Quốc

181.198

30.989

59.682

10.162

38.269

6.839

-36

-33

Thái Lan

70.303

7.092

21.915

2.192

32.589

3.545

49

62

Việt Nam

55.214

7.510

20.830

2.793

30.853

4.281

48

53

Indonesia

30.248

3.728

14.228

1.723

13.390

1.891

-6

10

Ecuador

17.569

2.240

7.493

948

4.391

570

-41

-40

Guatemala

4.170

536

174

26,7

2.578

329

1.386

1.134

Argentina

563

44,5

229

15,3

761

52,9

233

246

Khác

733

105,5

249

34,8

1.507

238

505

584

(Nguồn: FAS.USDA)

 VIFEP (TH)

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...