Dự báo xuất khẩu tôm sang EU đạt 800 triệu USD trong năm 2020


(20/02/2020 12:00:00 SA)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hầu hết tôm nguyên liệu nhập khẩu vào EU sẽ được giảm thuế từ mức 12 - 20% xuống 0% ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Dự báo xuất khẩu tôm sang EU tăng 15%, đạt 800 triệu USD trong năm 2020.

Tiền Trung Quốc mất giá khiến tôm Việt gặp khó

Dự báo xuất khẩu tôm sang EU đạt 800 triệu USD trong năm 2020.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, trong quý cuối cùng của năm 2019, xuất khẩu tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm. 

Theo đại diện VASEP, Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020 có thể tạo kỳ vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020.

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12 - 20 % xuống 0 %, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0 % sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU, tôm của Việt Nam sẽ có lợi thế rõ rệt so với các nước sản xuất khác. Cụ thể, với tôm sú xuất sang EU sẽ được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0 % ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0 % sau 5 năm. Trong khi đó, Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12 %, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2 %, Indonesia hưởng thuế GSP4,2 %, Ecuador thuế cơ bản 12 %.

Khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường cao cấp rộng, đủ dư địa các doanh nghiệp tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình. Năm 2020 diễn ra vòng chung kết Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu (UEFA Euro 2020), cũng có thể khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản bao gồm tôm trong khu vực tăng.

Nửa đầu tháng 1/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 17,5 triệu USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong quý I/2020 vẫn giảm mạnh do dịch COVID-19, các nhà nhập khẩu EU chưa mua vào nhiều do chờ giá giảm, Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với Ecuador trên thị trường EU do Ecuador không xuất được sang Trung Quốc, chuyển hướng sang EU.

Tuy nhiên, VASEP dự báo xuất khẩu tôm sang EU cả năm 2020 sẽ khả quan hơn năm 2019 vì ngành tôm có thể tận dụng ưu đãi thuế quan từ FTA, có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia vì khả năng 3 nước này sẽ không tập trung cho thị trường EU khi mà sản lượng của họ dự báo không tăng trong năm nay.

Dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng mức khả quan nhất là 15%, đạt 800 triệu USD trong năm 2020.

VIFEP (TT)

Xem thêm >>

Tin tức
 Chuyển đổi xanh: Hướng đi bền vững của ngành thủy sản   (25/11/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản mang về hơn 8,3 tỷ USD   (25/11/2024 12:00:00 SA)
 Xanh hóa ngành hàng xuất khẩu tỷ USD   (25/11/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu   (25/11/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ đô/tháng   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Đón sóng từ thị trường, xuất khẩu thủy sản cần vượt rào cản để bứt phá   (27/09/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản trước cơ hội và thách thức lớn   (19/09/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...