FTA VN-EAEU có giúp Việt Nam tăng xuất khẩu tôm sang Nga?


()

Nga đứng thứ 40 về NK tôm từ Việt Nam, chiếm 0,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Hiện nay, Nga vừa nhập khẩu ít và có xu hướng giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Vậy Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu (FTA VN-EAEU) có hiệu lực có giúp thúc đẩy xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga?

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) được ký kết ngày 29/5/2015, và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây cũng là FTA đầu tiên của EAEU.

Theo cam kết của EAEU cho tôm Việt Nam với các sản phẩm mã HS 030616910, 030616990, 030617910, 030617920, 030617930, 030617940, 030617990 sẽ được giảm từ mức thuế cơ sở 10% về 0% ngay sau khi FTA VN-EAEU có hiệu lực. Các sản phẩm tôm mã HS160521 và 160529 (tôm không đóng túi kín khí, đã chế biến hoặc bảo quản và tôm loại khác), 160530 (tôm hùm chế biến) được giảm từ mức thuế cơ sở 20% về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Như vậy, các sản phẩm tôm chính của Việt Nam xuất khẩu sang Nga gồm các mã HS 030617, 030616 và tôm chế biến gồm các mã HS 160521, 160529 đều được miễn thuế sau khi FTA VN-EAEU có hiệu lực. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga chưa tận dụng được lợi thế này.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn tập trung khai thác những thị trường truyền thống hấp dẫn như Mỹ và EU và chưa đánh giá cao tiềm năng tiêu thụ tại Đông Âu, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và mặn mà với thị trường Nga.

Trong bối cảnh FTA VN-EAEU đã có hiệu lực và tạo ra những ưu đãi cho XK tôm Việt Nam sang Nga trong khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nga (Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh) chưa có FTA với EAEU. Doanh nghiệp tôm Việt Nam cần tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước để đáp ứng được các quy tắc xuất xứ đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật của thị trường Nga.

VIFEP (Vasep)


Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...