Hội thảo quốc gia về bảo vệ rùa biển và thú biển


(26/07/2023 12:00:00 SA)

Ngày 25-27/7/2023, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Văn phòng dự án tổ chức TRAFFIC international Việt Nam (TRAFFIC)  tổ chức Hội thảo Quốc gia về bảo tồn rùa biển và thú biển.


Ảnh Hội thảo.


Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu đến từ đại diện của các cơ quan của Bộ: Các Vụ (KHCN và MT, Kế hoạch, tài chính), Cục Kiểm ngư, Cục Kiểm lâm, đại diện các Chi cục thủy sản của 28 tỉnh/ thành ven biển; Đại diện các Vườn quốc gia, khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển; Các chuyên gia, Hiệp hội, hội, doanh nghiệp và một số tổ chức quốc tế như: TRAFFIC, IUCN, WWF, MCD, HSI, WWF....

Hội thảo là cơ hội để các đại biểu trao đổi những nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn các loài rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016-2025; Giới thiệu một số kết quả, giải pháp và mô hình bảo tồn rùa biển và thú biển; Định hướng và đề xuất các giải pháp bảo tồn rùa biển và thú biển trong thời gian tới.

Đến nay ngành nông nhiệp đã thực hiện rất nhiều hoạt động để thực hiện kế hoạch quốc gia về bảo tồn rùa biển cụ thể như: Tổ chức xây dựng báo cáo các nội dung liên quan đến việc bảo tồn thú biển tại Việt Nam, trong đó đã cung cấp các thông tin về các nhóm loài thủy sản khai thác, chế biến, nuôi trồng xuất khẩu sang Hoa Kỳ; Liệt kê các nghề khai thác chính có khả năng đánh bắt không chủ ý thú biển; thông tin các loài thú biển có phân bố ở vùng biển Việt Nam; Thông tin doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ; các quy định của Việt Nam về bảo vệ thú biển;… trong báo cáo tương đương với Luật bảo vệ thú biển của Hoa Kỳ (nộp online năm 2022).

Đề xuất nhiệm vụ môi trường thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ tỉ lệ khai thác không chủ ý các loài thú biển của các nghề khai thác hải sản, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu tỷ lệ khai thác không chủ ý và bảo tồn thú biển; Xây dựng quy trình kỹ thuật cứu hộ các loài thú biển (Nhiệm vụ đã được Bộ phê duyệt và tổ chức thực hiện từ năm 2021-2023, hiện tại đã được nghiệm thu);

Đã xây dựng dự thảo, lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ, hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về cá nhám, cá đuối và thú biển Việt Nam giai đoạn 2021 2025 để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt (hiện tại đã trình).

Trong thời gian tới định hướng một số hoạt động bảo tồn rùa biển như sau: Thiết lập hệ thống giám sát trên biển (quan sát viên trên tàu cá, ghi nhật ký khai thác…) trong đó có giám sát rùa biển; Tiếp tục cải tiến ngư cụ, ứng dụng thiết bị thoát rùa để giảm thiểu khai thác không chủ ý, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông bảo tồn rùa biển thông qua Đề án truyền thông bảo tồn biển; Xã hội hóa công tác cứu hộ, tái thả rùa biển: trước mắt ưu tiên việc triển khai các trạm cứu hộ mini ở một số địa phương có phân bố rùa biển, từ đó tiến tới thiết lập các trạm cứu hộ rùa biển tại khu vực trọng điểm nghề cá; Tiếp tục điều tra, đánh giá, lập bản đồ hiện trạng về rùa biển, nơi sinh cư và đề xuất các giải pháp bảo tồn rùa biển; Duy trì, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu về rùa biển để phục vụ công tác quản lý nhà nước về rùa biển;  Nghiên cứu di truyền quần thể rùa biển Việt Nam; Ứng dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh (PhotoID) để nhận diện rùa biển.

Thiết lập KBTB theo Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (các đảo: Nam Du, Thổ Chu; vịnh Quy Nhơn), khu BVNLTS/ khu vực cấm KTTS có thời hạn (khu vực biển Côn Đảo;) để bảo vệ khu vực kiếm ăn, di cư của rùa biển trong mùa sinh sản;  Xác lập rõ vai trò, trách nhiệm phối hợp của các lực lượng thực thi pháp luật (Cảnh sát môi trường, Hải quan, Quản lý thị trường, Quân đội (hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, Kiểm ngư…) trong việc xử lý các trường hợp vi phạm về bảo tồn rùa biển; Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn các loài thú biển ở Việt Nam (sau khi được phê duyệt).

                                                                                                                                                                           Hồng Ngân – Phương Linh

 

 

 

Xem thêm >>

Tin tức
 Năm 2025, ngành thuỷ sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới tiềm năng   (10/01/2025 12:00:00 SA)
 4 cơ hội lớn để thuỷ sản vượt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong 2025   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2025   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Nâng cao giá trị và chiến lược phát triển bền vững ngành thủy sản   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Giải pháp nào để xuất khẩu thuỷ sản không 'loanh quanh' mức 10 tỷ USD?   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...