Kết quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2016-2020


(28/12/2020 12:00:00 SA)

Ngày 20/11/2020 tại Hà Nội ,Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (VKHCNMT) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã tổ chức Hội thảo tham vấn định hướng công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm đó là diễn biến và dự báo chất lượng môi trường vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung giai đoạn 2016-2020. Theo báo cáo của Tổng cục thuỷ sản, hoạt động quan trắc môi trường đã bắt đầu được thực hiện từ năm 2001, các Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản cũng đã được thành lập. Từ năm 2009, các tỉnh thành cũng đã hình thành và thực hiện hoạt động quan trắc môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản, đã bám sát vào hướng phát triển của ngành, đã triển khai các mô hình bảo vệ môi trường cho các làng nghề, các mô hình nuôi bảo vệ môi trường như biofloc, tái sử dụng phê phụ phẩm trong chế biến cá tra.

Trong 5 năm qua (2015-2020)  với sự nỗ lực của Tổng cục Thủy sản, các Viện Nghiên cứu NTTS I, II, III và địa phương cùng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quan trắc môi trường  đã thiết lập và duy trì hoạt động phối hợp triển khai các hoạt động quan trắc môi trường và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản giữa Tổng cục Thủy sản Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, cơ quan quản lý thủy sản địa phương và người nuôi tại các tỉnh triển khai. Đặc biệt đã khắc phục và tạo được cơ chế phối hợp thu mẫu, phân tích, trả kết quả (thông báo kết quả, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ) cho người nuôi. Ngoài ra, việc giám sát chủ động trong ao nuôi cho phép tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh đã giúp cho Tổng cục có khuyến cáo hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát bệnh và  chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý, phòng bệnh kịp thời giúp hạn chế được thiệt hại và bùng phát bệnh một cách đáng kể.    

Một số tồn tại vấn đề môi trường hiện nay là cơ sở dữ liệu môi trường tại các vùng nuôi và khu bảo tồn biển còn chưa đầy đủ và chưa liên tục làm cơ sở khoa học để đánh giá xu thế biến đổi của môi trường. Các điểm quan trắc, không thường xuyên, liên tục và không cố định 1 điểm. Một năm chỉ quan trắc trong 2 mùa, thời gian thu mẫu chưa đồng nhất, tần xuất lấy chưa đều. Nên kết nối và tổng hợp thông tin từ các tỉnh và các Viện để hình thành mạng lưới quan trắc và hệ thống dữ liệu để có bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản của cả nước và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin cho các đơn vị và cá nhân liên quan đến phát triển thuỷ sản.

Trong thời gian tới, cần xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 trong đó quan tâm hơn đến công tác bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn biển, giám sát bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn biển, hệ sinh thái san hô và định hướng giảm phát thải trong sản xuất áp dụng các công nghệ sản xuất ít phát thải.

Hồng Ngân


Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...