Việt Nam chiếm lĩnh thị trường cá ngừ đông lạnh Hà Lan
(07/08/2019 12:00:00 SA)
Ở châu
Âu, HàLan không phải là một nước sản xuất cá ngừ, nhưng lại là một quốc gia
trung chuyển lớn. Hà Lan hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 9
trên thế giới và lớn thứ 6 trong khối EU. Quốc gia này cũng đang là thị trường
nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Trong 3 năm trở lại đây,
xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Hà Lan tăng trưởng liên tục, đặc biệt là các
sản phẩm cá ngừ đông lạnh.
Theo
số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị
trường này từ tháng 1 đến tháng 5/2019 đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, trừ
tháng 2 do thời gian nghỉ tết kéo dài, dao động từ 1,2 - 3,2 triệu USD/tháng. Tổng
5 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Hà Lan tăng gần 60% so
với cùng kỳ năm 2018, đạt hơn 12 triệu USD. Trong đó, chủ yếu là nhóm các sản
phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh chiếm 89%. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu
các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh (như loin cá ngừ vây vàng đông lạnh,
thịt cá ngừ vây vàng cắt lát đông lạnh…) tăng cao nhất 63%, đạt 10,4 triệu USD.
Trong
khi đó, Hà Lan đang nhập khẩu rất nhiều các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp
mã HS16 từ các nước. Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại Quốc tế, Hà
Lan nhập khẩu gần 62 triệu USD các sản phẩm này trong quý I/2019, chiếm gần 85%
tổng giá trị nhập khẩu cá ngừ của nước này. Đứng thứ 2 là các sản phẩm
thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304, chiếm 13%, đạt 9,3 triệu USD. So với
cùng kỳ năm 2018, nhập khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp mã HS16 của Hà Lan có xu
hướng giảm, nhập khẩu cá ngừ tươi sống đông lạnh tăng.
Nếu
như năm ngoái, Việt Nam chỉ là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 6 cho thị trường này,
nay Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ ngoài khối EU lớn thứ 3 cho thị trường
Hà Lan, đồng thời là nguồn cung cá ngừ tươi sống đông lạnh lớn nhất cho thị trường
này.
Với
lợi thế về FTA, Ecuador tiếp tục chiếm lĩnh thị trường cá ngừ Hà Lan. Hiện
Ecuador đang chiếm 23% tổng giá trị nhập khẩu cá ngừ vào Hà Lan. Tương tự như vậy,
việc ký kết thỏa thuận khai thác cá ngừ với EU cũng đang giúp Mauritius, nguồn
cung lớn thứ 2, chiếm lĩnh thị trường này. Mauritius hiện đang chiếm 16% tổng
kim ngạch nhập khẩu cá ngừ của Hà Lan. Tuy nhiên, so với quý I/2019, thị phần
cá ngừ của Ecuador có xu hướng giảm, trong khi của Mauritius và Việt Nam tăng.
Việc
Việt Nam tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do với EU đã là động lực thúc
đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này. Theo cam kết trong
EVFTA, EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh
(trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304) ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đối
với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS030487, EU sẽ xóa bỏ thuế quan
cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18%, ngay khi hiệp định có
hiệu lực. Với lợi thế này, các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã
HS030487 sẽ tiếp tục giữ vững được vị thế tại thịtrường này.
Hơn
thế nữa, do Hà Lan hiện đang là trung tâm trung chuyển của EU. Lưu trữ
hàng tại cảng Rotterdam có lẽ rẻ hơn như tại Hamburg và vận chuyển tới đến khu
chợ lớn nhất của Đức tại Ruhr gần hơn, nên lượng hàng nhập khẩu vào Hà Lan đang
có xu hướng tăng. Do đó, dự báo thời gian tới, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam
sang Hà Lan sẽ tiếp tục khả quan.
VIFEP (Vasep)
|