Lập bản đồ và Lập mô hình Tảo nở hoa gây hại


(19/08/2019 12:00:00 SA)

Tảo nở hoa được tạo ra bởi sự kết hợp của một số yếu tố bao gồm cường độ dòng nước, nhiệt độ nước, sự pha trộn nước, lượng ánh sáng mặt trời và độ mặn. Hình dưới đây minh họa các yếu tố này.

 

Ví dụ 1: Sự xuất hiện hiện tượng tảo nở hoa gây hại (HABs) liên quan đến môi trường biển tại Biển Đông

Tóm tắt

Hiện tượng tảo nở hoa gây hại (HAB) thường xuyên xảy ra ở Biển Đông, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi đã phân tích các ghi chép về HAB trong giai đoạn 1980 - 2003 tại Biển Đông và nhận thấy rằng các khu vực chịu ảnh hưởng của HAB ngày càng mở rộng và tần suất xuất hiện của HAB cũng thay đổi trong giai đoạn này. Các biến thể hàng năm và theo mùa cũng như các loài tảo gây bệnh của HAB khác nhau tại bốn khu vực. Các khu vực thường xuyên xuất hiện HAB bao gồm Cửa sông Pearl (Trung Quốc), Vịnh Manila (Philippin), Vịnh Masinloc (Philippin) và bờ biển phía tây Sabah (Malaysia). HAB thường xuyên xảy ra vào khoảng tháng 3- tháng 5 tại khu vực phía bắc Biển Đông, tháng 5 - tháng 7 tại khu vực phía đông, tháng 7 tại khu vực phía tây và quanh năm ở khu vực phía nam. Trong số các loài gây ra HAB, Noctiluca scintillans thường xuất hiện ở khu vực phía bắc trong khi Pyrodinium bahamense thường ở khu vực phía nam và phía đông. Các loài gây bệnh cũng thay đổi theo năm trên toàn bộ khu vục Biển Đông. Giai đoạn 1980-2003 chủ yếu xuất hiện hai loài chính là P. bahamenseN. scintillans. Một số loài trước đây chưa được ghi nhận gây ra hiện tượng tảo nở hoa thì đã xuất hiện vào giai đoạn 1991-2003, bao gồm Phaeocystis globosa, Scrippsiella trochoidea, Heterosigma akashiwo, và Mesodinium rubrum. Những biến động về HAB có liên quan đến các điều kiện khu vực khác nhau, chẳng hạn như gió mùa đổi hướng trên toàn bộ khu vực Biển Đông, việc xả nước từ các con sông ở khu vực phía bắc, hiện tượng nước trồi ở vùng nước ven biển Việt Nam vào mùa gió tây nam và gần vùng biển ven bờ Malaysia vào mùa gió đông bắc, và hiện tượng phú dưỡng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển ở vùng cửa sông Pearl, vịnh Manila và vịnh Masinloc.

Ví dụ 2: Hải dương học viễn thám hiện tượng tảo nở hoa gây hại ở vùng biển phía Đông Nam Việt Nam

Tóm tắt

Hiện tượng tảo nở hoa gây hại (HABs) ở vùng biển phía đông nam Việt Nam đã gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây; tuy nhiên, đã có một vài nghiên cứu hải dương học về các hiện tượng HAB này. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một vùng xuất hiện HAB rộng khắp tại vùng biển phía đông nam Việt Nam vào thời gian từ cuối tháng 6 đến tháng 7 năm 2002 bằng cách quan sát tại chỗ và phân tích các điều kiện hải dương học sử dụng dữ liệu viễn thám vệ tinh. HAB có nồng độ diệp lục a (Chl a) cao (lên tới 4,5 mg m_3) trải dài khoảng 200 km ngoài khơi và 200 km về phía đông bắc cửa sông Mê Kông trong khoảng 6 tuần. Hiện tượng tảo nở hoa được tạo ra bởi loài tảo gây hại Phaeocystis cf. globosa và gây ra tỷ lệ chết rất lớn cho các loài cá nuôi và các sinh vật biển khác. Trong cùng thời gian này, hình ảnh nhiệt độ mặt nước biển (SST) cho thấy một vệt nước lạnh kéo dài từ bờ biển đến vùng khơi và dữ liệu QuikScat cho thấy gió nam thổi mạnh song song với đường bờ biển. Nghiên cứu này chỉ ra rằng HAB được tạo ra bởi hiện tượng nước trồi ngoài khơi mang các chất dinh dưỡng từ sâu trong lòng đại dương lên trên bề mặt nước và từ vùng nước ven bờ đến vùng nước ngoài khơi. Hiện tượng nước trồi này được tăng cường bởi các cơn gió mạnh theo lý thuyết vận tải Ekman khi gió thổi song song với bờ biển. Nghiên cứu này đã chứng minh khả năng sử dụng kết hợp dữ liệu vệ tinh Chl a, SST và tốc độ gió cùng với những thông tin về độ sâu bờ biển và việc quan sát tại chỗ để hiểu rõ hơn về đặc tính hải dương học của HAB.

Ví dụ 3: Ý tưởng áp dụng các kỹ thuật viễn thám để phát hiện hiện tượng tảo nở hoa tại các vùng biển Việt Nam

Tóm tắt

Tảo nở hoa là sự gia tăng nhanh chóng của cộng đồng tảo. Nó có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến môi trường và độc tính. Do đó, việc phát hiện tảo nở hoa giúp ngăn ngừa những tác động về mặt môi trường. Nghiên cứu này đã xem xét sử dụng các kỹ thuật viễn thám để phát hiện tảo nở hoa từ hình ảnh màu đại dương, bao gồm dịch chuyển cực đại, chỉ số thủy triều đỏ và phương pháp quang sinh học. Nghiên cứu cũng thảo luận về những ứng dụng tiềm năng có lợi và bất lợi đối với vùng biển Việt Nam. Thông qua kết quả kiểm tra việc phát hiện tảo nở hoa ở các vùng biển phía Nam Việt Nam, nghiên cứu đề xuất có thể sử dụng phương pháp quang sinh học, nhưng cần xác định các hằng số thí nghiệm về mức độ hấp thụ và tán xạ ngược của các loài tảo cụ thể.

VIFEP (TH-Hội thảo USAID)

Xem thêm >>

Tin tức
 Năm 2025, ngành thuỷ sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới tiềm năng   (10/01/2025 12:00:00 SA)
 4 cơ hội lớn để thuỷ sản vượt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong 2025   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2025   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Nâng cao giá trị và chiến lược phát triển bền vững ngành thủy sản   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Giải pháp nào để xuất khẩu thuỷ sản không 'loanh quanh' mức 10 tỷ USD?   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...