Ngành thuỷ sản tỉnh Bình Định đã và đang tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường biển
(28/12/2020 12:00:00 SA)
Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên 6.050,58 km2 và dân số trung bình khoảng 1,5 triệu người. Với bờ biển dài 134 km và
hàng chục ngàn ha mặt nước đầm phá, hồ chứa nước là điều kiện rất thuận lợi cho
sự phát triển của ngành thủy sản ở địa phương. Toàn tỉnh có 05/11 huyện thị,
thành phố gồm các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy
Nhơn có hoạt động kinh tế biển.
Kinh tế thủy sản có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ cấu nông lâm ngư nghiệp chiếm
khoảng 30% giá trị GDP của tỉnh, trong đó Thủy sản chiếm 10%.
Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Bình
Định khá đa dạng và phong phú với trên 500 loài cá, trong đó có 38 loài có giá
trị kinh tế. Tỷ lệ cá nổi chiếm 65 % với trữ lượng khoảng 38.000
tấn, khả năng khai thác 21.000 tấn. Tỷ lệ cá đáy chiếm 35 % với trữ lượng khoảng
22.000 tấn, khả năng khai thác 11.000 tấn. Tôm biển có 20 loài với trữ lượng
khoảng 1.000 – 1.500 tấn. Mực có trữ lượng khoảng 1.500 – 2.000 tấn.
Là tỉnh duyên hải miền Trung, Bình
Định có vị trí địa lý thuận lợi là gần các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là ngư
trường cá nổi lớn, cá di cư xa có giá trị kinh tế và xuất khẩu như cá thu, cá
ngừ, cá nhám, cá chuồn, các loài mực (mực ống, mực đại dương).
Bình Định hiện đang dẫn đầu về số
lượng tàu khai thác xa bờ ở khu vực Biwenr Đông của Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có
5.989 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên, trong đó có 3118 tàu khai thác hải sản vùng khơi, chiếm 52%. Tính
đến tháng 5/2019, Bình Định có 2.134 tàu khai thác với sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trung bình từ 52.000 tấn - 55.000 tấn/năm,
trong đó cá ngừ vây vàng và mắt to là 9.000-10.000 tấn/năm, cá ngừ vằn từ 43.000-45.000 tấn/năm.
Cùng với những kết quả trong khai thác thuỷ sản thì những hệ luỵ về môi
trường, nguồn lợi thuỷ sản vàhệ sinh thái biển cũng đã và đang xuất hiện. Vấn đề
rác thải đặc biệt rác thải nhựa trong khai thác thuỷ sản của ngư dân cũng là
bài toán cần lời giải của tỉnh Bình Định. Ngư dân ra biển đánh cá mang theo nhu
yếu phẩm như nước uống, nước ngọt, mỳ tômm, sữa.... túi nilong bọc bảo quản cá
ngừ, ngư lưới cụ.... Tuy nhiên, tất cả rác thải từ quá trình sản xuất, bảo quản
hải sản và sinh hoạt trên tàu bà con ngư dân đều vứt xuống biển, tạo áp lức lớn
về rác thải cho môi trường.
Từ năm 2012 đến nay, Chi cục
Thủy sản Bình Định đã phối hợp với UBND xã, các hội đoàn thể và các Trường
Trung học PTCS tại các xã Nhơn Hải, Nhơn
Lý, Tam quan Bắc, Mỹ Thắng, Phước Sơn, Thành đoàn Quy Nhơn tổ chức nhiều chương trình truyền thông có sức
hấp dẫn cao như ”Bảo vệ nguồn lợi thủy sản quê em”, ”Thi Tìm hiểu và bảo vệ Rùa
biển” ” Chiến dịch mùa hè xanh- nói không với túi nilon” ; ”Chiến dịch truyền
thông về bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô”; Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền
về quy định mới của Luật Thủy sản, chống khai thác bất hợp pháp,
công tác bảo vệ nguồn lợi, hướng dẫn thực hiện đồng quản lý theo Luật Thủy
sản 2017, tập huấn kiến thức về bảo vệ rạn san hô...cho cán bộ cấp xã và
ngư dân các xã/phường ven biển.
Thực
hiện Phong trào “Toàn dân tham gia Bảo vệ nguồn lợi thủy sản” tại 31 xã/phường
ven biển. Thông qua các tiêu chí của Phong trào về nuôi trồng
thủy sản, quản lý khai thác và môi trường thủy sản, quản lý tàu cá
và hậu cần nghề cá, tuyên truyền vận động, các địa phương tự xây
dựng kế hoạch cụ thể để giải quyết các vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực
thủy sản tại địa phương. Trong
tiêu chí có nêu rõ các nội dung về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
trong khai thác và nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chợ
cá, bến cá…
Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có 15
mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản của 20 xã/phường ven biển, ven đầm,
trong đó có 03 mô hình lớn: mô hình ĐQL BVNLTS đầm Trà Ổ; mô hình ĐQL
BVNLTS khu vực Bắc Đầm Thị Nại; mô hình cộng đồng quản lý, bảo vệ
khu vực biển vịnh Quy Nhơn (LMMA Quy Nhơn). Thông qua đó, cộng đồng ngư dân
tích cực tham gia cùng với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ nguồn lợi
thủy sản, phối hợp chặt chẽ trong việc
ngăn ngừa, phát hiện, truy bắt và xử lý những hành vi vi phạm trong việc sử dụng
xung điện-xiếc máy, chất nổ, chất độc trong khai thác thủy sản hoặc phá hoại rạn
san hô, thảm cỏ biển.
Các hoạt động về bảo vệ môi trường biển, bảo vệ san hô như chiến dịch làm sạch
bờ biển, quan trắc rạn san hô hàng năm, tiêu diệt sao biển gai tại các vùng
rạn thuộc 04 xã Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng... đã được thực
hiện tích cực trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến nay. Đã có 12,043 ha
khu vực biển tại Hòn Khô Nhỏ xã Nhơn Hải được thí điểm khoanh vùng với
vùng lõi 2,1 ha được Tổ bảo vệ san
hô Nhơn Hải trực canh 24/24h bảo vệ
và quản lý hướng dẫn khách du lịch tham quan theo qui định.
Có được kết quả trên
là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và toàn thể
nhân dân. Hy vọng trong thời gian tới ngành thuỷ sản của tỉnh Bình Định tiếp tục
phát huy và phát triển các hoạt bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản và hệ
sinh thái biển.
Năm
2021, Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản phối hợp với Chi cục thuỷ sản tình
Bình định sẽ thực hiện mô hình “cùng ngư dân mang rác thải nhựa vào bờ”. Hy
vọng rằng mô hình sẽ góp phần giảm thiểu rác thải nhựa trong khai thác thuỷ sản
tại Bình Định.
Hồng
Ngân
|