Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS- Viễn thám trong giám sát biến động khu vực nuôi tôm hùm phục vụ công tác quản lý nuôi tôm hùm ở Việt Nam”


(20/05/2021 12:00:00 SA)

Sáng ngày 19/5/2021, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài: “Ứng dụng công nghệ GIS- Viễn thám trong giám sát biến động khu vực nuôi tôm hùm phục vụ công tác quản lý nuôi tôm hùm ở Việt Nam”. Đề tài này  thuộc  nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước về thủy sản năm 2020.

Ảnh: Toàn cảnh buổi nghiệm thu.

Trong những năm gần đây, diện tích và vị trí các khu vực nuôi tôm hùm luôn biến động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Công tác cập nhật thông tin sản xuất 2 chiều giữa người lao động, sự chỉ đạo sản xuất của chính quyền địa phương với ngành nông nghiệp chưa kịp thời, thậm chí còn chậm. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có cơ sở dữ liệu (CSDL) riêng về hoạt động nuôi tôm hùm vì thế ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản nói chung. Vì thế, rất cần có một hệ thống thông tin địa lý hiện đại, đồng bộ trên cơ sở ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh và công nghệ viễn thám xây dựng bản đồ nhằm theo dõi, cập nhật diễn biến hoạt động nuôi tôm hùm, quy hoạch vùng nuôi,… đồng thời đưa ra cảnh báo sớm, hỗ trợ công tác quản lý và hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra.

Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thực hiện nhiệm vụ “Ứng dụng công nghệ GIS- Viễn thám trong giám sát biến động khu vực nuôi tôm hùm phục vụ công tác quản lý nuôi tôm hùm ở Việt Nam” (Theo Quyết định số 2208/QĐ-BNN-TCTS ngày 16/6/2020).

Với mục tiêu chính được đặt ra: Theo dõi và đánh giá được hiện trạng môi trường, vùng nuôi và biến động các khu vực nuôi tôm hùm ở Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019 hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất của cơ quan quản lý Bộ, Ngành, địa phương. Nhiệm vụ đã tập trung vào: Xây dựng bản đồ hiện trạng, CSDL địa lý các khu vực nuôi tôm hùm 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên giai đoạn 2015 - 2019; Đánh giá sự biến động về diện tích, vị trí các khu vực nuôi tôm hùm 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên giai đoạn 2015 - 2019; Xây dựng phần mềm GIS dạng Web-base (còn gọi là WebGIS) vận hành trực tuyến trên mạng Internet trên một tên miền (domain) và cập nhật dữ liệu hàng năm; Đánh giá hiện trạng nuôi và môi trường vùng nuôi tôm hùm ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019.

Tại buổi nghiệm thu, yêu cầu được đặt ra là: Nhóm nghiên cứu cần hoàn thiện lại các báo cáo tổng hợp, tóm tắt, chuyên đề theo góp ý của các phản biện và thành viên hội đồng để chuẩn bị nghiệm thu cấp Bộ dự kiến vào ngày 27/5/2021.

 VIFEP

Xem thêm >>

Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...