Nguồn cung toàn cầu suy giảm, xuất khẩu tôm Việt Nam có thể tăng 15% năm nay


(26/02/2024 12:00:00 SA)

Trong năm 2023, sức tiêu thụ yếu trong bối cảnh lạm phát neo cao tại các thị trường tiêu thụ trọng điểm, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ, kết quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đã giảm sâu.

Xuất khẩu tôm

Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay 

sang các thị trường trọng điểm dự báo tăng 5 - 7%.

Giá tôm xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang các thị trường chính như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), và Nhật trong năm 2023 đã lần lượt giảm 10%, 11% và 7% so với năm 2022.

Nguồn cung tôm toàn cầu bị thắt chặt trong nửa đầu năm

Bước sang năm 2024, xuất khẩu tôm được kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực khi nguồn cung tôm toàn cầu suy giảm và nhu cầu dần phục hồi, giúp thúc đẩy giá xuất khẩu tăng trở lại.

Xuất khẩu tôm
Tăng trưởng nguồn cung tôm toàn cầu trong những năm gần đây. (Nguồn: Rabobank, VASEP, AgroMonitor, FPTS)

Cụ thể, theo Ngân hàng Rabobank (Hà Lan), khoảng 30 - 50% số hộ nuôi tại các nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Indonesia, và Việt Nam phải thu hẹp diện tích nuôi trồng. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng cho biết, tính đến giữa quý 4/2023, giá tôm nguyên liệu giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2022 đã không khuyến khích các hộ nuôi tôm tại các nước trên (bao gồm Việt Nam) mở rộng vùng nuôi do rủi ro thua lỗ cao.

Kết hợp với chu kỳ nuôi và thu hoạch tôm kéo dài trung bình từ 4 – 6 tháng, nguồn cung tôm trên toàn cầu dự kiến sẽ có xu hướng bị thắt chặt trong nửa đầu năm nay, và dự kiến sẽ dần mở rộng trở lại trong nửa sau của năm khi nhu cầu tôm toàn cầu hồi phục. Ngân hàng Rabobank hiện dự báo tổng nguồn cung tôm thế giới năm nay sẽ tăng gần 5%.

Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn đánh giá thời tiết năm nay (khô, nóng) phù hợp với hoạt động nuôi tôm và nguồn cung tôm có thể sẽ nhanh chóng phục hồi, đáp ứng tốt nhu cầu chế biến khi hoạt động xuất khẩu tăng tốc.

Giá tôm xuất khẩu
Sản lượng nuôi trồng tôm tại Việt Nam và giá tôm nguyên liệu. (Nguồn: VASEP, AgroMonitor, FPTS)

Các chuyên gia phân tích tại hãng chứng khoán FPT Securities (FPTS) hiện cho rằng việc nguồn cung tôm trong nước phục hồi tích cực từ nửa sau năm 2024 sẽ không tạo áp lực tăng giá tôm nguyên liệu đáng kể đối với các doanh nghiệp chế biến tôm. Dự báo giá tôm nguyên liệu trung bình cả năm nay sẽ tăng 5% so với năm 2023.

Dự báo giá tôm xuất khẩu tăng 5 - 7%

Về triển vọng nhu cầu, đối với Mỹ - thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam (chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu), FPTS dự báo nhu cầu sẽ bắt đầu hồi phục tích cực ngay từ quý 1 này do lượng tồn kho tôm đông lạnh giảm đáng kể từ quý 4/2023 nhờ chương trình kích cầu trong đợt lễ hội cuối năm của các nhà bán lẻ. Đồng thời, khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ được kỳ vọng bắt đầu cải thiện khi lạm phát thực phẩm giảm và thu nhập thực tiếp tục tăng.

Giá tôm xuất khẩu
Dự báo giá tôm xuất khẩu và biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp chế biến & xuất khẩu tôm niêm yết. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS dự báo)

Xem thêm: Lợi nhuận các “ông lớn” xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tăng mạnh trong năm 2024" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Đáng chú ý, trong năm 2023, so với các thị trường trọng điểm khác, Mỹ ghi nhận mức sụt giảm kim ngạch thấp nhất nhờ mảng tôm Việt Nam hưởng lợi từ tồn kho phân khúc tôm chế biến đã giảm đáng kể trong nửa sau năm 2023. Trong khi đó, tôm giá rẻ của Ecuador chủ yếu tồn kho mạnh tại phân khúc tôm đông lạnh.

Đối với thị trường EU và Nhật Bản, FPTS nhận định nhu cầu sẽ hồi phục chậm hơn 1 quý so với thị trường Mỹ do áp lực tồn kho tại thị trường EU lớn hơn và diễn biến tỷ giá đồng Yên Nhật so với đồng USD khả năng cao vẫn chưa được cải thiện trong năm nay.

Trong năm 2023, mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam có lợi thế vượt trội trong phân khúc tôm chế biến, tình trạng đồng Yên Nhật mất giá sâu so với đồng USD cùng lạm phát tăng cao đã khiến nhu cầu tôm tại Nhật Bản giảm mạnh. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn được xem là thị trường tiềm năng do phù hợp với lợi thế chế biến sâu của ngành tôm Việt Nam với giá trị gia tăng cao.

Dựa trên diễn biến thị trường hiện tại, FPTS dự báo giá xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, EU, Nhật Bản trong năm nay sẽ lần lượt tăng 7%,7%, 5% so với năm 2023. Theo đó, giá xuất khẩu tôm bình quân và biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp tôm niêm yết trên thị trường chứng khoán dự báo lần lượt đạt 11,4 USD/kg (tăng 7%) và 13,4% trong năm nay.

Theo chia sẻ của bà Trần Thụy Quế Phương - Chánh văn phòng VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam năm nay sẽ phục hồi và tăng trưởng từ 10 - 15% trong bối cảnh kinh tế các thị trường trọng điểm đang dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu. Ngoài ra, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển.

VIFEP (CT)

Xem thêm >>

Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...