Sự lan tỏa của thực phẩm Nhật và cơ hội kinh doanh của ngành tôm Việt


(25/08/2019 12:00:00 SA)

Cộng đồng Nhật kiều gần 3 triệu người có mặt nhiều nước nhưng tập trung nhiều nhất lại là ở Brazil. Kế tiếp là Hoa Kỳ, Philippines... Các nước khác có Nhật kiều từ tầm vài chục ngàn…Ngay tại Nhật Bản phải nhập khẩu thực phẩm mới đủ cung ứng. Vùng có Nhật kiều cũng vậy, trong đó tôm là mặt hàng thơm ngon, bổ dưỡng sẽ không thể thiếu.

Người Nhật rất tinh tế trong ẩm thực (và nhiều lĩnh vực khác nữa). Sự chọn lọc, cách chế biến món ăn hết sức kỹ lưỡng, chú trọng dinh dưỡng và khá cầu kỳ khiến sản phẩm bắt mắt ngoài khẩu vị dễ chấp nhận. Doanh nghiệp (DN) tôm Việt đã và đang làm các mặt hàng tôm bán tới Nhật Bản và cộng đồng Nhật kiều ở Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Đài Loan… Và gần đây nhất là khối EU. Mức tiêu thụ ngày tốt hơn. Các đối tác cho biết là sản phẩm đưa về các hệ thống nhà hàng Nhật Bản và khách hàng không chỉ người Nhật mà ngày càng thu hút nhiều hơn khách hàng người bản địa. Thực phẩm Nhật có sự lan tỏa ngày càng tốt hơn hiện nay. Giống như ẩm thực Việt có phở, chả giò cũng khá phổ biến thế giới.

Những mặt hàng tôm chế biến theo kiểu Nhật đang làm trong các DN tôm Việt khá phong phú. Đáng kể ban đầu là tôm ép duỗi (nobashi). Tôm này làm nguyên liệu để các nhà hàng hoặc nhà nội trợ đem về tẩm bột để chế biến thành tôm bao bột (ebi fry), tôm chiên tempura.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang hồi đỉnh điểm, một cơ hội vô cùng to lớn cho DN tôm Việt thay thế sản lượng tôm bao bột từ Trung Quốc, ít ra cũng vài chục ngàn tấn mỗi năm. Khi chiếm lĩnh thị trường, phía sau đó còn cơ hội mở rộng nữa. Dù tôm bao bột kiểu Mỹ không cầu kỳ như kiểu Nhật nhưng quy trình cơ bản không có gì khác biệt.

Có 3 yếu tố cộng hưởng tạo thành cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam với sản phẩm chủ lực là tôm tẩm bột. Đó là từ sự lan tỏa ẩm thực Nhật với xu thế ngày càng mạnh mẽ, từ tình hình hiệp định EVFTA sắp ký kết và từ xung đột thương mại Mỹ - Trung. Sản phẩm tôm tẩm bột là lợi thế to lớn của ngành tôm Việt khi có lực lượng lao động cần mẫn, tỉ mỉ hơn hẳn nhiều nước đối thủ. Đồng thời tôm bao bột cũng là mặt hàng có giá trị gia tăng tốt, tỉ suất lợi nhuận cao hơn, góp phần chia sẻ trong chuỗi giá trị tôm Việt. Thiết nghĩ các DN tôm Việt sớm có sự hoạch định kinh doanh và các giải pháp đồng bộ sớm để tận dụng được những thời cơ này.

VIFEP (Vasep)

 

Xem thêm >>

Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...