Trọng tâm của ngành tôm Việt Nam năm 2019
(18/07/2019 12:00:00 SA)
Xuất khẩu tôm được đánh giá sẽ đạt nhiều tiềm
năng trong năm 2019 do các doanh nghiệp tôm được hưởng lợi từ thị trường thuận
lợi và các hiệp định thương mại, đặc biệt là thương vụ giữa Việt Nam và EU
(EVFTA).
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình
Luân cho biết, tổ chức lại sản xuất và liên kết là nội dung của kế hoạch tái cơ
cấu ngành thủy sản. Một số chuỗi đã được hình thành trong thời gian qua, chẳng
hạn như chuỗi sản xuất tôm ở ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, thể hiện sự
liên kết từ nguyên liệu đến nhà máy, cho phép truy xuất nguồn gốc. Chuỗi giá
trị giúp nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào, tăng giá trị kinh tế cho sản
phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, công nghệ tiên tiến giúp tận dụng phụ phẩm để nâng
cao giá trị con tôm. Ông yêu cầu phải ứng dụng khoa học công nghệ trong sản
xuất các sản phẩm giá trị gia tăng và tạo ra các sản phẩm từ phụ phẩm phục vụ
con người, y tế và mỹ phẩm. Những điều đó sẽ tạo điều kiện cho toàn hệ thống
tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngành tôm được dự báo sẽ đối mặt với nhiều
thách thức trong năm 2019. Tổng cục Thủy sản yêu cầu chính quyền địa phương
quan sát tình hình thời tiết và thông báo cho người nuôi biết để họ có các giải
pháp kỹ thuật và biện pháp ứng phó. Bên cạnh đó, cần thực hiện tái cơ cấu, đẩy
mạnh sản xuất liên kết dọc và ngang theo chuỗi giá trị. Cần xây dựng Kế hoạch
quốc gia và dự án tổng thể về phát triển ngành tôm đến năm 2025. Xây dựng hệ thống
kiểm tra môi trường từ trung ương đến địa phương, ứng dụng phần mềm trong nuôi
trồng, phòng trừ dịch bệnh. Kiểm soát các yếu tố đầu vào, đặc biệt là thức ăn, các
sản phẩm xử lý môi trường và kháng sinh trong quá trình nuôi.
VIFEP (TH)
|