Trung Quốc: Nhu cầu nhập khẩu tôm vẫn ổn định


(17/07/2019 12:00:00 SA)

 Trái với xu hướng của năm 2017 với mức tăng trưởng gần 60%, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay có xu hướng sụt giảm. Từ vị trí thứ 3 về nhập khẩu tôm Việt Nam trong năm 2017 chiếm tỷ trọng gần 18%, năm nay, Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ 4, chiếm gần 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.

Tính tới tháng 11 năm nay, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chỉ tăng trong tháng 1 và 3, các tháng còn lại xuất khẩu đều giảm ở mức 2 con số. Mười một tháng đầu năm nay, Trung Quốc là thị trường ghi nhận mức giảm mạnh nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam trong tốp các thị trường chính nhập khẩu tôm của Việt Nam. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 449,8 triệu USD, giảm 29,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc giảm mua vào vì tồn kho nhiều từ năm ngoái và giá tôm giảm nên thị trường này tạm dừng trước khi thực hiện các đơn hàng lớn. Hơn nữa, Trung Quốc ngày càng xiết chặt hoạt động xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch nên hoạt động xuất nhập khẩu tôm sang Trung Quốc cũng có phần bị ảnh hưởng.

Trong 10 năm (2008-2017), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước. Trung Quốc là thị trường tôm có sức tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường chính nhập khẩu tôm của Việt Nam trong giai đoạn này.

Về sản phẩm, tỷ trọng tôm sú xuất khẩu sang Trung Quốc luôn cao nhất so với tôm chân trắng và tôm biển. Tính tới tháng 11 năm nay, trong tổng cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu sang Trung Quốc, tôm chân trắng chiếm 30,8% trong khi tôm sú chiếm 64,7%. Xuất khẩu tôm sú sang Trung Quốc 11 tháng đầu năm nay tăng 14% trong khi xuất khẩu tôm chân trắng giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 6 trên thế giới, chiếm 3,5% tổng nhập khẩu tôm của toàn thế giới năm 2017. Nhu cầu nhập khẩu tôm để tiêu thụ trong nước và chế biến tái xuất khẩu của Trung Quốc vẫn ổn định. Tôm vẫn luôn là sản phẩm được quan tâm nhiều nhất trong các hội chợ triển lãm về thủy sản ở Trung Quốc.

Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 1,8%. Trên thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn phải cạnh tranh với các đối thủ ở châu Á như Thái Lan chiếm thị phần 16,1%, Ấn Độ chiếm 9,7%, Indonesia chiếm 2% năm 2017.

Xét về giá nhập khẩu, trên thị trường Trung Quốc, giá NK tôm từ Ấn Độ và Indonesia luôn cạnh tranh nhất. Giá nhập khẩu trung bình từ Thái Lan cao nhất, giá giá tôm Việt Nam đứng thứ hai. Tôm Việt Nam phải cạnh tranh giá với các nhà cung cấp châu Á trên thị trường Trung Quốc.

Với nhu cầu tôm vẫn ổn định và vị trí địa lý thuận lợi, DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng được thương hiệu, chú trọng xây dựng bao bì phù hợp với thị trường Trung Quốc để duy trì xuất khẩu sang thị trường quan trọng này.

VIFEP (Vasep)

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thuỷ sản 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD   (03/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tự tin cán đích 10 tỉ USD năm nay   (03/12/2024 12:00:00 SA)
 Giảm phát thải trong chế biến tôm   (03/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi xanh: Hướng đi bền vững của ngành thủy sản   (25/11/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản mang về hơn 8,3 tỷ USD   (25/11/2024 12:00:00 SA)
 Xanh hóa ngành hàng xuất khẩu tỷ USD   (25/11/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu   (25/11/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ đô/tháng   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng   (16/10/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...