Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có tăng sau khi VJEPA có hiệu lực?


(16/08/2019 12:00:00 SA)

Ngày 1/10/2009, Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản có hiệu lực. Theo cam kết trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ miễn thuế đối với 94% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này đặc biệt là miễn thuế đối với 86% sản phẩm nông nghiệp (trong đó có mặt hàng cá ngừ) xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên kể từ khi hiệp định VJEPA có hiệu lực cho đến nay xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản không khả quan hơn.

Bốn năm sau khi hiệp định có hiệu lực, giai đoạn 2010 – 2012, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam  sang Nhật Bản đã tăng từ 17 triệu USD lên gần 54 triệu USD. Sự tăng trưởng này là nhờ gia tăng xuất khẩu cá ngừ tươi sống và đông lạnh sang thị trường này.

Tuy nhiên, từ năm 2013 – 2016, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản giảm liên tục xuống còn 19,3 triệu USD. Và hiện giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chỉ dao động ở mức 24-25 triệu USD. Sự sụt giảm này là do xuất khẩu cá ngừ tươi sống và đông lạnh sang thị trường này giảm. Do đó, Nhật Bản từ thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 3 đã tụt xuống vị trí thứ 5 trong tốp 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam.

Theo các doanh nghiệp, sự sụt giảm xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản là nguồn lợi cá ngừ tại các ngư trường giảm khiến sản lượng khai thác của Việt Nam giảm, bên cạnh đó chất lượng bảo quản cá ngừ sau khai thác không tốt nên nguồn cung cá ngừ tươi sống và đông lạnh khan hiếm. Doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ chế biến. Tuy nhiên các sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản khó cạnh tranh được với với các nước khu vực như Thái Lan, Philippines do thuế cao.

Cụ thể, đối với mặt hàng cá ngừ vằn đóng hộp (canned skipjack tuna - mã HS: 1604.14.010) xuất khẩu sang Nhật Bản, kể từ tháng 4/2009 Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 3,2% tiếp đó giảm xuống còn 1,1% kể từ tháng 4/2011 theo Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – Thái Lan (JTEPA) và xuống còn 0% từ tháng 4/2012. Còn Philipine và Việt Nam đang được hưởng mức thuế 6,4%. Với mức thuế suất này, cá ngừ đóng hộp của Việt Nam không thể cạnh tranh được với Thái Lan.

Chính vì vậy, sau VJEPA ngành cá ngừ của Việt Nam không phải là ngành được hưởng lợi, mà dự kiến sau khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản mới có nhiều cơ hội khởi sắc hơn.

VIFEP (Vasep)

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...