Nhất là thị trường EU, việc Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ 1/8/2020, sẽ mở ra rất nhiều triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường này, đặc biệt sẽ thuận lợi rất lớn khi thuế suất nhiều mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu sang EU như tôm bóc vỏ bỏ đầu, tôm đông lạnh... sẽ có thuế suất giảm về mức 0%.
Nhằm tranh thủ thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường EU, thời gian tới, Tổng cục Thủy sản sẽ phối hợp với một số doanh nghiệp, tổ chức lễ xuất khẩu tôm sang EU để khích lệ các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.
Cũng theo ông Trần Đình Luân, thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới dự báo sẽ tiếp tục có nhiều tín hiệu khả quan và có lợi cho Việt Nam, nhất là các nước xuất khẩu tôm lớn và là đối thủ của Việt Nam như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan... đều đang bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trên tôm, khiến sản lượng đang bị tụt giảm mạnh.
Cùng với đó, hệ thống cung - cầu về mặt hàng tôm của nhiều nước hiện nay cũng đã bị đứt gãy do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, đây chính là thời cơ cho ngành tôm Việt Nam.
Trước những thời cơ này, Tổng cục Thủy sản đã làm việc và có đề nghị với các địa phương rà soát kỹ diện tích hiện có, tăng cường giám sát, hướng dẫn kỹ thuật; đồng thời tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường; kiểm soát dịch bệnh, chất lượng con giống, vật tư đầu vào, khuyến khích bà con yên tâm tiếp tục xuống giống nhằm tranh thủ cơ hội xuất khẩu tôm trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đã có chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thời gian tới cần rà soát, sẵn sàng các phương án nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng tôm bố mẹ, bởi hiện nay, các nước cũng đang có nhu cầu khôi phục sản xuất tôm rất lớn, nên nhu cầu con giống, tôm bố mẹ dự báo sẽ rất khan hiếm trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Thủy sản, 8 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 5,4 triệu tấn, tăng khoảng 1,5 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 62,9% kế hoạch cả năm. Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 2,6 triệu tấn và sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,8 triệu tấn.
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết dự báo cả năm 2020, tổng sản lượng thủy sản có thể đảm bảo hoàn thành được mục tiêu kế hoạch đề ra là 8,5 triệu tấn.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn, lũy kế kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 4,8 tỉ USD, bằng 94,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó xuất khẩu cá tra giảm sâu nhất.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt, với mức tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2020 đạt 7,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Nếu duy trì được lợi thế về xuất khẩu tôm từ nay đến cuối năm, có thể bù được cho khó khăn của một số mặt hàng thủy sản khác nhằm giữ được tăng trưởng chung về xuất khẩu của ngành thủy sản.
Theo ông Luân, qua rà soát các doanh nghiệp xuất khẩu thời gian qua cho thấy hiện nay, nhu cầu nhập khẩu tôm của các nước khá lớn.
Nhất là thị trường EU, việc Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ 1/8/2020, sẽ mở ra rất nhiều triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường này, đặc biệt sẽ thuận lợi rất lớn khi thuế suất nhiều mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu sang EU như tôm bóc vỏ bỏ đầu, tôm đông lạnh... sẽ có thuế suất giảm về mức 0%.
Nhằm tranh thủ thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường EU, thời gian tới, Tổng cục Thủy sản sẽ phối hợp với một số doanh nghiệp, tổ chức lễ xuất khẩu tôm sang EU để khích lệ các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.
Cũng theo ông Trần Đình Luân, thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới dự báo sẽ tiếp tục có nhiều tín hiệu khả quan và có lợi cho Việt Nam, nhất là các nước xuất khẩu tôm lớn và là đối thủ của Việt Nam như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan... đều đang bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trên tôm, khiến sản lượng đang bị tụt giảm mạnh.
Cùng với đó, hệ thống cung - cầu về mặt hàng tôm của nhiều nước hiện nay cũng đã bị đứt gãy do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, đây chính là thời cơ cho ngành tôm Việt Nam.
Trước những thời cơ này, Tổng cục Thủy sản đã làm việc và có đề nghị với các địa phương rà soát kỹ diện tích hiện có, tăng cường giám sát, hướng dẫn kỹ thuật; đồng thời tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường; kiểm soát dịch bệnh, chất lượng con giống, vật tư đầu vào, khuyến khích bà con yên tâm tiếp tục xuống giống nhằm tranh thủ cơ hội xuất khẩu tôm trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đã có chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thời gian tới cần rà soát, sẵn sàng các phương án nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng tôm bố mẹ, bởi hiện nay, các nước cũng đang có nhu cầu khôi phục sản xuất tôm rất lớn, nên nhu cầu con giống, tôm bố mẹ dự báo sẽ rất khan hiếm trong thời gian tới.
VIFEP (NN)