Cá tra Việt Nam chinh phục nhiều thành phố lớn của Trung Quốc


(22/08/2019 12:00:00 SA)

Thông qua nhiều kênh trực tuyến như kênh thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc là Alibaba. Sản phẩm cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc.

 

Description: Vietnamese tra fish conquers many big Chinese cities

Xuất khẩu đến các thành phố lớn:

Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư Kí Hiệp Hội các nhà xuất khẩu và sản xuất thủy sản Việt Nam (VASEP) phát biểu rằng: Việt Nam trước đây đã xuất khẩu toàn bộ cá tra đến một số tỉnh thành ở biên giới phía Nam Trung Quốc. Nhưng bây giờ sản phẩm phi lê cá tra đang được xuất khẩu đến nhiều tỉnh lớn hơn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Đại Liên. Nhu cầu người Trung Quốc đối với sản phẩm này được dự đoán sẽ tăng.

Mức độ phổ biến của cá tra Việt Nam ở Trung Quốc ngày càng tăng tùy vào từng thời điểm. Các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam phải tuân thủ theo mức thuế chống bán phá giá cao hơn giá được Bộ Thương Mại Hoa Kì công bố (DOC). Sự đánh giá này gây ra những khó khăn không nhỏ cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam. Đặc biệt là những người không biết mức thuế mà Mỹ sẽ áp dụng đối với các sản phẩm cá rô phi xuất khẩu Trung Quốc.

Hiện nay, những người xuất khẩu cá tra Việt Nam đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Bởi vì phần lớn các nhà xuất khẩu đã thay đổi thành nhập khẩu cá tra. Mặt khác những người tiêu dùng Mỹ rất chuộng sản phẩm này.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã nổi lên như một thị trường chuyên về nhập khẩu sản phẩm thủy sản. Theo như VASEP, thị trường Trung Quốc có cơ hội lớn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vì nó đang thiết lập chăt chẽ hơn những cuộc kiểm tra về ATTP và thương mại xuyên biên giới.

Nhu cầu Trung Quốc đối với các sản phẩm thủy sản đã gia tăng đều đặn với hơn 3 triệu tấn mỗi năm. Người tiêu dùng Trung Quốc thích những sản phẩm nước ngoài và khai thác tự nhiên. Bởi lẽ vì những vấn đề về an toàn thực phẩm. Họ sẵn sàng mua nhiều sản phẩm đã được thị trường Mỹ và Châu Âu tiếp nhận. Cụ thể, sản phẩm cá tra Việt Nam đang gia tăng tiêu thụ ở Trung Quốc kể từ khi được Mỹ chấp nhận.

Dẫn đầu xuất khẩu cá tra:

Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới. Với sản lượng 1,25 triệu tấn năm 2017; 1,33 triệu tấn năm 2018. Ấn Độ là nước xuất khẩu lớn thứ hai với sản lượng 540,000 tấn năm 2018. Tiếp theo là Bangladesh với 455,000 tấn và 110,000 tấn ở Indonesia.

Trung Quốc đang theo sau EU với tư cách là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Nước này đã nhập khẩu gần 5 triệu tấn thủy sản trong năm 2018, theo Rabobank. “Cá tra là một lựa chọn thực sự tốt cho khách hàng Trung Quốc đang tìm kiếm sản phẩm cá trắng” - ông Trương Đình Hòe nói. Một trong những thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam phải vượt qua là tạo niềm tin cho khách hàng Trung Quốc mua cá tra philê thay vì cá tra nguyên con. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng từ 3.471 USD năm 2008 lên 8.827 USD năm 2017. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 1.143 USD lên 2.342 USD trong cùng thời kỳ. Điều này cho thấy giá nhân công của Việt Nam hiện nay rẻ hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang bán cá với giá cạnh tranh hơn cho thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc được đẩy mạnh thuận lợi với chi phí thấp. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở miền Nam Việt Nam đã chuyển từ vận tải hàng hóa đường bộ sang vận tải đường biển. Hơn nữa, trong khi thương mại biên giới bằng vận tải đường bộ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu thì xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển giúp doanh nghiệp xuất khẩu hạn chế rủi ro thanh toán, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí.

Năm 2019 sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu bằng đường biển sang các thành phố lớn của Trung Quốc nhằm nâng cao chất lượng và số lượng xuất khẩu chính ngạch. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc dự báo đạt 1,5 tỷ USD trong năm nay, trong đó cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực.

VIFEP (TH)

 

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...