Chặng đường giảm sử dụng phao xốp trong nuôi cá lồng bè tại Thị trấn Cát Bà


(28/12/2020 12:00:00 SA)

Hiện nay, trên quần đảo Cát Bà có  440 cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vịnh, trong đó vịnh Bến Bèo 266 cơ sở, vịnh Lan Hạ có 127 cơ sở, và vịnh Cát Bà 47 cơ sở. Vật liệu nhựa sử dụng trong nuôi lồng bè trên vịnh bao gồm: phao xốp, phi nhựa, lưới, bao bì đựng thức ăn, dụng cụ cho thủy sản ăn….

Tháng 9 năm 2020 đoàn công tác của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản có buổi làm việc với ông Vũ Trọng Hiệu  chủ tịch UBND Thị trấn Cát Bà về hiện trạng và những thách thức trong công cuộc “phòng chống rác thải nhựa”.

Trước đây, phao xốp là một nguồn rác gây nhức nhối cho môi trường trong khu vực quần đảo Cát Bà vì hầu hết các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vịnh dùng phao xốp làm vật liệu nâng nổi. Sau một thời gian, các tấm xốp vỡ ra và trôi nổi trên mặt vịnh gây mất mĩ quan và làm ô nhiễm môi trường. Nhận thức được vấn đề trên, từ năm 2012 đến nay chính quyền địa phương và bà con ngư dân đã cùng nhau hành động để giảm sử dụng phao xốp. Khi phao xốp bị hỏng sẽ được vớt lên bè để thu gom và thay thế bằng các phi nhựa HDPE có thời gian sử dụng lâu hơn. Đến nay đã thay thế được khoảng 80% lượng phao xốp so với năm 2012. Lượng phao xốp còn lại được bà con bọc bằng lưới, bạt nhựa để tăng thời gian sử dụng và giảm những mảnh vỡ vụn ra môi trường.

Từ năm 2010 đến nay, Ban quản lý Vịnh Cát Bà đã thường xuyên, liên tục thu vớt rác trên Vịnh, có 4 tàu Vớt rác hoạt động liên tục các ngày trong tuần. Hoạt động của tàu là thu gom rác thải từ các bè nuôi trồng thủy sản; thu gom rác thải trôi nổi trên mặt vịnh, trong đó chủ yếu là túi nilon, vỏ chai nhựa được thải ra môi trường từ người dân và du khách.

Đối với các bè nuôi trồng thủy sản chủ yếu là thu gom rác thải sinh hoạt, túi nilong, đồ nhựa dùng 1 lần của công nhân sinh sống trên bè còn các vật liệu nhựa khác như lưới, phi nhựa, chai lọ nhựa… sẽ được công nhân gom lại mang vào bờ bán cho đội ngũ “đồng nát”. Tại các khu vực nuôi lồng bè thì định kỳ thu gom rác là 3 ngày 1 lần thu Với 100 lồng nuôi thì khối lượng rác khoảng10-12kg, Tuy nhiên, có những đợt gió mùa hoặc sau bão, lũ lượng rác tăng đột biến có thể lên đến  100kg/1 tuần rác từ biển trôi dạt vào các bè nuôi cá lồng.

 Sau khi thu gom, rác sẽ được vận chuyển vào bờ, Công ty Quản lý môi trường đô thị và Dịch vụ công cộng Cát Hải sẽ đảm nhiệm việc vận chuyển về bãi chôn lấp tập trung của huyện Cát Hải. Điều đáng nói là rác thải nhựa trên Vịnh chiếm tới 50-60% tổng lượng rác chủ yếu là túi nilong, chai lọ nhựa và các vật liệu nhựa dùng 1 lần.

Hoạt động thu gom rác trên Vịnh đã đi vào hoạt động ổn định, kinh phí hoạt động một phần được thu từ các bè nuôi thủy sản và tàu du lịch. Mỗi ô lồng nuôi nộp 10 ngàn đồng/ 1 tháng để phục vụ hoạt động thu gom rác trên Vịnh.

Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Riêng 2 năm 2019 và 2020 trên địa bàn thị trấn Cát Bà đã có 2.300 lượt người dân tham gia các phong trào thu gom rác thải. Cát Bà cũng là một trong những điển hình trong công cuộc “thu gom và giảm thiểu” rác thải mà một sô địa phương khác có thể học hỏi và áp dụng.

Hồng Ngân


Xem thêm >>

Tin tức
 VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN - 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN   (03/05/2024 12:00:00 SA)
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...