Trang chủ   >  

Chuyển đổi phao xốp sang vật liệu phù hợp với Quy chuẩn địa phương trong nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hạ Long


(21/12/2021 12:00:00 SA)

Xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh có diện tích 88,13 km², có khoảng 3.000 hộ với gần 1,1 vạn nhân khẩu, 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 93,7%. Vùng biển của xã rộng, kín gió rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.


Về lâu dài khi sử dụng phao xốp sẽ tác động lớn đến vấn đề rác thải
và môi trường vùng biển.


Hiện toàn huyện có trên 570ha nuôi trồng thủy sản, với 226 hộ, doanh nghiệp tham gia nuôi. Trong đó phần lớn diện tích là nuôi các loại nhuyễn thể như ngao, hàu. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 141 ô lồng nuôi cá biển, chủ yếu nuôi các loại cá song, hồng, giò. 

Để nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản, thời gian qua các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn xã đã tập trung chuyển hình thức nuôi quảng canh, chủ yếu dựa vào điều kiện và nguồn thức ăn tự nhiên sang bán thâm canh với các yếu tố kỹ thuật như cải tạo khu vực nuôi, quản lý quá trình nuôi được quan tâm, áp dụng. Mô hình này đang phát triển mạnh bao gồm: nuôi dây treo, khay treo, lồng treo áp dụng với hàu, tu hài, ngao hoa. Hay nuôi lồng thả đáy, đây là hình thức nuôi khá phổ biến đối với tu hài và một số loài ngao có giá trị kinh tế cao.

Trong quá trình phát triển của nuôi trồng thuỷ sản phần lớn các hộ NTTS ở Hạ Long bằng lồng bè đều sử dụng vật liệu nổi bằng phao xốp là chính do vật liệu này giá rẻ, dễ mua. Theo đánh giá của các chuyên gia ngành nông nghiệp, phao xốp có độ nổi mặt nước tốt, nhưng độ bền sử dụng của phao kém, trung bình chỉ từ 2 - 3 năm. Khi tác động của thời tiết mưa bão sẽ phá hỏng, trôi dạt trên biển rất khó thu gom gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng hệ sinh thái. Về lâu dài khi sử dụng phao xốp sẽ tác động lớn đến vấn đề rác thải và môi trường vùng biển.

Để sớm giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, đặc biệt là phao xốp trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, ngày 21/5/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong NTTS mặn, lợ tại Quảng Ninh. Cụ thể là kể từ ngày 1/1/2022 các cơ sở NTTS mặn, lợ đang sử dụng vật liệu làm phao nổi hiện có phải thực hiện xong việc chuyển đổi và sử dụng vật liệu làm phao nổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu Quy chuẩn. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2021. Ngày 31/8/2020, UBND tỉnh đã có Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) lợ, mặn tại Quảng Ninh. Đối tượng áp dụng quy chuẩn bao gồm: Các cơ sở NTTS lợ, mặn bằng lồng bè, giàn bè có sử dụng phao nổi; cơ sở sản xuất, nhập khẩu phao nổi, vật liệu làm phao nổi trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ NTTS. Quy chuẩn cũng quy định rõ về công tác quản lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; công tác tổ chức thực hiện; các thông tin chi tiết về phao nổi, vật liệu làm phao nổi. Như vậy lộ trình thực hiện chuyển đổi sẽ sớm hơn 1 năm so với lộ trình ban đầu đã được ban hành theo Quyết định số 31. Qua đó cho thấy quyết tâm cao của tỉnh trong việc quản lý, rà soát và giám sát chặt chẽ, giảm thiểu rác thải từ các vật liệu không thân thiện, không bền vững trên vùng biển Quảng Ninh.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai tị xã Hạ Long cũng đang gặp một số khó khăn như: do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, các cơ sở NTTS trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm dẫn tới thu nhập của các hộ NTTS bị giảm theo, do vậy người NTTS rất khó khăn trong việc mua phao phù hợp với Quy chuẩn địa phương để thay thế trong giai đoạn này. Mặt khác, nhiều hộ NTTS từ nhiều năm nay thói quen người dân sử dụng phao xốp trong NTTS nên tâm lý vẫn còn tâm lý e ngại chuyển đổi và sử dụng vật liệu làm phao nổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn. Trong khi đó, chi phí lắp đặt vật liệu nhựa HDPE cao hơn so với phao xốp, nên nhiều hộ dân thiếu kinh phí để chuyển đổi…Ngoài ra câu chuyện sau khi chuyển đổi phao xốp sang các vật liệu khác thì phao xốp sẽ được thu gom và xử lý như thế nào?

Để việc chuyển đổi phao xốp sang vật liệu phù hợp với Quy chuẩn địa phương trong nuôi trồng thuỷ sản rất cần sự vào cuộc cuộc các tổ chức từ tỉnh đến huyện đến xã, các công ty, doanh nghiệp và cá nhân trong đang hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hạ Long.

Hồng Ngân

Xem thêm >>

Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...