Trang chủ   >  

Khai thác thủy sản phải có quy hoạch


(14/10/2019 12:00:00 SA)

Ảnh minh họa.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện mỗi năm cả nước khai thác được 3-3,4 triệu tấn hải sản. Khai thác nguồn lợi hải sản tạo ra giá trị 83.482 tỷ đồng và 3,3 tỷ USD xuất khẩu năm 2018. Tuy nhiên, tính toán cho thấy trữ lượng nguồn lợi hải sản ở các vùng biển nước ta chỉ vào khoảng 4,36 triệu tấn, khả năng khai thác cho phép chỉ 2,45 triệu tấn. Bởi vậy, phải nghiên cứu đánh giá căn cơ và lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đảm bảo bền vững.

Cơ sở hạ tầng bộc lộ bất cập

Theo ông Tiến, tính đến 6/2019, cả nước có 96.609 tàu cá. Nhà nước đã đầu tư xây dựng 85 cảng cá đáp ứng cho 82.000 tàu cá cập cảng và xây dựng 89 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đáp ứng chỗ cho 44.376 tàu thuyền vào neo đậu. 

"Hiện nay thiếu sự gắn kết giữa cảng cá với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, khiến tần suất sử dụng khu neo đậu tránh trú bão thấp, nhiều khu neo đậu vẫn trống chỗ mỗi khi xảy ra bão, trong khi nhiều tàu cá vẫn neo ở khu vực nguy hiểm. 

Mặt khác, vẫn thiếu sự gắn kết cảng cá với lĩnh vực cơ khí đóng sửa tàu cá và khu vực chế biến thủy sản, dẫn đến lãng phí cơ sở hạ tầng, tốn kém chi phí đầu tư, cảng cá thất thu do không cho thuê được mặt bằng. T

rước đây, đã có quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, nhưng nay không còn phù hợp với những quy định tại Luật Thủy sản. Bởi vậy, cần phải soạn thảo lại quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050", ông Tiến nhấn mạnh. 

Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2010-2018 tăng trưởng 5,1%/năm. Cơ cấu tàu thuyền đã có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần nhóm tàu công suất nhỏ và tăng nhóm tàu khai thác xa bờ. 

Cụ thể: tỷ trọng nhóm công suất dưới 20% từ 45,1% năm 2013 đã giảm xuống còn 41,9% năm 2018; nhóm công suất 20 - dưới 90 CV giảm từ 32,6% năm 2013 xuống còn 24,8% năm 2018; nhóm tàu trên 90 CV tăng nhanh, từ 22,2% năm 2013 lên 33,3% năm 2018. 

Tính đến 12/2018, tổng số 95.847 chiếc tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên, với tổng công suất 11 triệu CV. Trong đó, tàu cá chiều dài từ 6 đến dưới 12m chiếm 48.5%; chiều dài từ 12 đến dưới 15m chiếm 19,7%; chiều dài từ 15 đến dưới 24m chiếm 28,7%; chiều dài trên 24m chiếm 3,1%. 

Hầu hết tàu cá do ngư dân tự đầu tư vốn để đóng thì chất lượng tàu thấp, các trang thiết bị trên tàu, các phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng, nhìn chung đều chưa phù hợp. Phần lớn các tàu cá chủ yếu áp dụng phương pháp bảo quản lạnh, bảo quản bằng nước đá, muối hoặc sấy khô. 

Do hầm bảo quản nhỏ, chất lượng thấp, nên tổn thất sau khai thác thủy sản rất lớn, trung bình từ 15-25% làm giảm chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thu nhập của ngư dân. Hiện tổng số lao động trên tàu cá khoảng 850 nghìn người, phần lớn chưa qua đào tạo, trình độ học vấn thấp. Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng chính quy còn ít, thiếu các kiến thức về thiết bị khai thác, hàng hải. 

Hỗ trợ ngư dân nâng cấp tàu, đầu tư 

Dự báo tiêu thụ thủy sản những năm tới sẽ theo 3 xu hướng: tiêu thụ thủy sản ướp lạnh hầu như ổn định; tiêu thụ giáp xác, nhuyễn thể, phi lê cá và các sản phẩm đã chế biến sẽ tăng; tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm. 

Với xu hướng này, Việt Nam có lợi thế cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thế giới. Bởi vậy, Quy hoạch khai thác nguồn lợi thủy sản cần đưa ra những cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân nâng cấp tàu cá, đầu tư hiện đại trang thiết bị bảo quản, hỗ trợ đầu tư vào chế biến để tăng tiêu thụ sản phẩm. 

Khai thác cần tăng mạnh vào những loài, sản phẩm có giá bán cao như: cua ghẹ, hàu, vẹm xanh, mực, bạch tuộc, cá ngừ, tôm... 

Trong tương lai, số lao động trên tàu cá sẽ có xu hướng giảm do áp dụng các công nghệ khai thác để giảm sức lao động. Bởi vậy phương hướng sẽ giảm số lượng, tăng chất lượng nhân lực nghề cá với các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo những người trực tiếp tham gia khai thác thủy sản và lực lượng cán bộ, nhân viên hậu cần, chế biến, tiếp thị...

 Ông Vũ Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản cho hay, hạ tầng hậu cần nghề cá đã được quy hoạch ngay từ năm 2000, sau đó được điều chỉnh, bổ sung và được Thủ tướng phê duyệt năm 2015. 

Đến năm 2019, cả nước đã có 85 cảng cá đi vào hoạt động tại 27 tỉnh, thành phố ven biển, đạt 65% so với quy hoạch. Tổng số lượng hàng hóa qua cảng thiết kế khoảng 1,8 triệu tấn/năm, với 9.298 lượt tàu mỗi ngày. Trong đó, có 3 cảng cá đáp ứng được tàu công suất lớn nhất 2.000 CV cập cảng. 

Cả nước hiện có 89 khu neo đậu tránh trú bão, trong đó có 9 khu neo đậu kết hợp cảng cá, bến cá. Sức chứa của khu neo đậu tránh trú bão lớn nhất khoảng 2.000 chiếc, như: Khu neo đậu Vịnh Xuân Đài (Phú Yên); khu Bến Đầm, Bến Đá (Bà Rịa – Vũng Tàu)... Theo ông Trung, đến năm 2020 là hết thời hạn quy hoạch, hệ thống hậu cần nghề cá đã bộc lộ rất nhiều bất cập. 

Phần lớn cảng cá đều quy mô nhỏ, không đáp ứng được điều 78 và 84 của Luật Thủy sản, thiếu diện tích mặt bằng cho sản xuất – kinh doanh hỗ trợ. Cơ khí đóng sửa tàu thuyền và chế biến thủy sản đa phần hoạt động bên ngoài cảng cá, làm tăng chi phí cho người đánh bắt thủy sản và doanh nghiệp chế biến. Một số cảng cá không thu hút được tàu thuyền, gây sự lãng phí. Nhiều cảng cá rất ô nhiễm, gây bức xúc cho địa phương.

Quy hoạch cảng cá và khu tránh trú bão cho tàu cá giai đoạn 2021-2030 cần hướng đến tạo thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng cho hậu cần nghề cá, tận dụng vị trí địa lý, phù hợp điều kiện tự nhiên và gắn với ngư trường. Đồng thời, thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả kinh tế tư nhân vào xây dựng cảng cá, hậu cần nghề cá.

VIFEP (VN)

Xem thêm >>

Tin tức
 Năm 2025, ngành thuỷ sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới tiềm năng   (10/01/2025 12:00:00 SA)
 4 cơ hội lớn để thuỷ sản vượt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong 2025   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2025   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Nâng cao giá trị và chiến lược phát triển bền vững ngành thủy sản   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Giải pháp nào để xuất khẩu thuỷ sản không 'loanh quanh' mức 10 tỷ USD?   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...