CPTPP chưa mang lại nhiều thuận lợi cho ngành cá ngừ Việt Nam


(02/08/2019 12:00:00 SA)

Tháng 3/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được ký kết bởi 11 thành viên là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định này đã được 7 nước thành viên, gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand và Việt Nam phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018. Hầu hết các thị trường này đều không phải là thị trường lớn của cá ngừ Việt Nam nên CPTPP có chưa mang lại lợi thế cho ngành cá ngừ Việt Nam.

Trong số 7 quốc gia đã phê chuẩn hiệp định CPTPP, Nhật Bản, Canada và Mexico là 3 thị trường hiện nằm trong top 10 các nhà nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, các thị trường khác là các nhà nhập khẩu nhỏ. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các nước trong CPTPP chiếm 12% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2018.

 

Theo cam kết, các nước tham gia CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo mức độ cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa của Việt Nam, kể cả thủy sản xuất khẩu sang các nước CPTPP khác, sẽ được xóa bỏ hoàn toàn thuế khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình giảm thuế. Cụ thể, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước CPTPP được hưởng như sau:

Australia: Thuế áp đối với sản phẩm cá ngừ sẽ giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (thuế suất cơ bản về 0%, trừ cá ngừ vằn chế biến HS160414 giảm từ 5% xuống 0%)

Canada: Thuế áp đối với sản phẩm cá ngừ về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (thuế suất cơ bản là 0%)

Chile: Thuế đối với các sản phẩm cá ngừ được giảm từ 6% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Mexico: Thuế suất đối với sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS 0304 sẽ được giảm theo lộ trình 3 năm, từ mức cơ bản 20% xuống 0%. Ngoài ra, mặt hàng cá ngừ đóng hộp chế biến có mã HS 16 sẽ giảm thuế theo lộ trình 16 năm, trong đó thuế suất cơ bản giữ nguyên 20% từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 và xóa bỏ hoàn toàn. trong 11 năm kể từ năm thứ 6. Có nghĩa là hàng hoá sẽ được miễn thuế kể từ ngày 1 tháng 1 của năm 16.

New Zealand: Thuế đánh vào sản phẩm cá ngừ sẽ giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Nhật Bản: Thuế áp đối với cá ngừ tươi/sống/đông lạnh (trừ cá ngừ mắt to) và các sản phẩm cá ngừ đóng hộp (trừ cá ngừ thăn/phi lê HS030487) sẽ giảm xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Riêng đối với cá ngừ mắt to, thuế suất 3,5% sẽ được xóa bỏ trong thời hạn 11 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Nhật Bản và sẽ được miễn thuế kể từ ngày 1 tháng 4 của năm thứ 11. Sản phẩm cá ngừ thăn/phi lê mã HS 030487, mức thuế suất 3,5% sẽ được xóa bỏ hàng năm trong thời hạn 8 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Nhật Bản, những mặt hàng này sẽ được miễn thuế kể từ ngày 1 tháng 4 của năm thứ 8.

 

Phần lớn, khi CPTPP có hiệu lực, sản phẩm cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, Mexico và Chile có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cạnh tranh trên thị trường này. Nếu doanh nghiệp không chủ động tiếp cận thì không thể tận dụng được cơ hội này. Bên cạnh đó, các thị trường như Nhật Bản và Mexico cũng là những nước có ngành nuôi trồng và đánh bắt cá ngừ trong nước rất phát triển nên thị phần nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ có thể không nhiều.


VIFEP (Vasep)

 

Xem thêm >>

Tin tức
 Điều tra, đánh giá hiện trạng lao động khai thác thủy sản trên phạm vi cả nước để cung cấp cơ sở, dữ liệu quản lý khai thác thủy sản   (19/08/2024 12:00:00 SA)
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc với Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (08/08/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024   (15/07/2024 12:00:00 SA)
 Tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị   (09/07/2024 12:00:00 SA)
 Phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tầm nhìn đến năm 2050   (05/07/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu tôm đối mặt với nhiều thách thức vào cuối năm   (24/06/2024 12:00:00 SA)
 Bước chuyển từ đánh bắt sang bảo vệ và nuôi trồng thủy sản   (24/06/2024 12:00:00 SA)
 Hội thảo khoa học toàn quốc “Kinh tế và chính sách phát triển thủy sản trong mối quan hệ với tăng trưởng xanh”   (08/05/2024 12:00:00 SA)
 Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (07/5/1984-07/5/2024)   (08/05/2024 12:00:00 SA)
 VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN - 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN   (03/05/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...