Giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thuỷ sản, thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn và hướng tới Kinh tế biển xanh


(09/12/2021 12:00:00 SA)

Ngày 2/12, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (VIFEP) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo “Giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thuỷ sản, thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn và hướng tới Kinh tế biển xanh”.


Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo.

Hội thảo nhằm chia sẻ, trao đổi thông tin về tình hình phát triển ngành thủy sản trong kinh tế biển xanh và thực trạng rác thải nhựa trong ngành kinh tế biển này; đề xuất các giải pháp giảm thiểu, thu gom và tái chế rác thải nhựa từ tàu cá. Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, có tiềm năng phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, Việt Nam cũng được coi là một trong những quốc gia có lượng lớn rác nhựa thải ra biển hàng năm.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thanh Tùng – Viện trưởng viện kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản đã nhấn mạnh “Là một quốc gia biển, Việt Nam có lợi thế phát triển đa dạng các ngành, nghề kinh tế biển. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 xác định Ngành thủy sản là một trong 6 ngành kinh tế biển then chốt.Trong quá trình sản xuất, ngành thuỷ sản cần sử dụng các vật liệu bằng nhựa. Chất thải nhựa trong quá trình sản xuất thuỷ sản cũng là một trong những nguồn thải ra biển và đại dương.  Do vậy, chất thải nhựa từ ngành thuỷ sản cần phải được thu gom và xem như một dạng tài nguyên cần tái chế, tái sử dụng”.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đầu tháng 8/2021, rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa trên biển, đang là vấn đề nổi cộm trên toàn cầu. Ước tính, hơn 70% - 80% rác thải nhựa trên biển có nguồn gốc từ đất liền.

Phần còn lại là nhựa thải trực tiếp ra biển, chủ yếu từ các hoạt động đánh bắt hải sản như ngư cụ bị bỏ lại trên biển, đặc biệt nguy hiểm với sinh vật biển và là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm nhựa trên đại dương.

Ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường, UNDP Việt Nam nhấn mạnh: “Để giảm thiểu chất thải nhựa đại dương, phát triển kinh tế biển xanh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế, tăng cường, chuyển giao công nghệ, đồng thời huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế.

Hội thảo cũng nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi của các địa phương như Đà Nẵng, Bình Định và các đại biểu trong và ngoài nước về hiện trạng chất thải nhựa và các giải pháp nhằm thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải trong ngành thuỷ sản đặc biệt từ các tàu đánh cá.

Để giảm thiểu tác động của rác thải nhựa cần sự chung tay của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là các tập thể và cá nhân đang tham gia sản xuất thuỷ sản.

Hồng Ngân

Xem thêm >>

Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...