Khi nào rác thải nhựa không trở thành nỗi ám ảnh của người dân ven biển?


(30/06/2023 12:00:00 SA)

Trong suốt quá trình thực hiện dự án Nguồn, sự tích tụ và giải pháp giảm thiểu tác động của rác thải nhựa tại các cộng đồng ven biển Việt Nam 3SIP2C, nhóm khảo sát của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã nhận thấy tác động rất lớn của rác thải nhựa đến các hoạt động kinh tế tại một số cộng đồng ven biển 3 tỉnh Nam Định, Hải Phòng và Bến Tre.



Cần hành động tập thể để cải thiện quản lý chất thải và rác thải nhựa. Ảnh VIFEP

Nhức nhối rác thải nhựa

Hiện nay rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến môi trường sống, rác thải nhựa đã và đang đe dọa rất lớn đến hệ sinh thái bao gồm người và động thực vật.

Tại cảng Bình Đại, tỉnh Bến Tre, một lượng lớn túi ni lông để bảo quản cá trên tàu khai thác bị thải bỏ trong quá trình thu mua cá. Người cung cấp thông tin cho biết:  Một tàu cá đi đánh bắt trong 3 tháng có thể mang tới 500 kg túi ni lông, lượng túi ni lông này khi về cảng được thu gom và bán cho đơn vị tái chế. Tuy vậy, hiện tượng thất thoát túi và rác nhựa ra môi trường xung quanh cảng cá vẫn xảy ra. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tác động của rác thải nhựa trong ngành khai thác thủy sản đối với chất lượng mội trường biển, hệ sinh thái và sức khỏe con người là do nhận thức của người dân còn yếu, văn hóa, cơ sở hạ tầng, xung đột ngành, v.v… dẫn đến RTN bị thải bỏ vào môi trường biển đặc biệt từ khai thác thủy sản.  

 

Thực hiện dự án 3SIP2C, trong quá trình khảo sát đánh giá tác động kinh tế xã hội của rác thải nhựa tới các hoạt động kinh tế ven biển Việt Nam. Một số người dân được phỏng vấn đã cho biết: “Thực tế, nilon, dây giềng quấn vào chân vịt, tôi phải nhảy xuống gỡ chân vịt, hà ở thuyền mắc vào. Gỡ có khi không may có thể nguy hiểm tới tính mạng. Máy vào số, mình xuống mình gỡ… tự số nhảy, chân vịt quay. Lôi cả người và quật vào người. Nhiều trường hợp đã xảy ra rồi. Biển mình bây giờ ô nhiễm dữ quá trời. Mẻ nào cũng bị (lưới đánh cá mắc phải rác nhựa rất nhiều). Rồi bịch mủ (nhựa), rồi đủ thứ các loại rác,…


Ảnh khảo sát của nhóm VIFEP, Bến Tre.

Hiện tượng dây/lưới/bao tải vướng vào chân vịt tàu cá khi ra vào tại cảng Ngọc Hải, Hải Phòng cũng thường xuyên xảy ra. Thông thường, ngư dân phải nhảy xuống biển để cắt hoặc thậm chí nhờ tàu khai thác khác lái dắt về bờ, tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của ngư dân. Theo chủ một cơ sở sửa chữa tàu cá trên địa bàn, vào những tháng mùa gió nam, trung bình 1 tháng cơ sở tiếp nhận trên 20 tàu cá bị hỏng chân vịt phải vào cơ sở để sửa chữa như: Dây quấn vào chân vịt, ngư dân phải nhảy xuống biển gỡ, rồi lồng bát quái có cả đang sử dụng hoặc là bị mất hoặc rơi xuống biển gây rách lưới. Rác thải nhựa lẫn vào trong sản phẩm phải tốn rất nhiều thời gian nhặt rác ra khỏi sản phẩm. RTN trên tàu KTTS hiện nay thường được ngư dân xử lý theo 02 cách: 1) thu gom mang về bờ; 2) xả thải trực tiếp xuống biển.


Ảnh của nhóm khảo sát VIFEP, Hải Phòng.


Hoạt động thu gom RTN trên tàu KTTS thường do chủ tàu thực hiện. Kết quả điều tra cho thấy, trên 98% số người được hỏi nêu lý do thu gom RTN (có thể bán) nhằm mục đích bán phế liệu để tăng thu nhập. Theo khảo sát, ngoài loại RTN có thể bán cho ve chai, rác từ ngư cụ khi không còn sử dụng cũng được ngư dân thu gom về bán cho các chủ vựa để họ có thể sửa hoặc tái chế hoặc rồi bán lại cho ngư dân và những người có nhu cầu khác (lưới làm hàng rào, che nắng).


Ảnh của nhóm khảo sát VIFEP, Nam Định.

Nhiều giải pháp khắc phục rác thải nhựa

Ô nhiễm rác thải nhựa vùng biển không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực. Do đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa.

Trước hết, phải tuyên truyền cho người dân sống ven sông không vứt rác xuống sông. Đẩy mạnh thu gom RTN trên bờ. Cần có tổ chức chuyên trách tiếp nhận, thu gom, phân loại và xử lý RTN từ tàu KTTS về cảng bao gồm BQL cảng cá, người thu mua ve chai, vựa thu mua ngư cụ, cơ sở thu mua tái chế và công ty môi trường đô thị để hình thành nên chuỗi tiêu thụ, xử lý RTN từ tàu KTTS về cảng. Trong đó BQL cảng cá đóng vai trò điều phối toàn bộ hoạt động.

Cần có cơ chế khuyến khích ngư dân thu gom RTN về bờ nhằm khuyến khích ngư dân tham gia thu gom RTN về bờ.  Tại nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chương trình phần thưởng nhằm thu mua rác. Tuy nhiên, nguồn quỹ cho hoạt động thu mua rác từ ngư dân trên thế giới cần có nguồn lực lớn từ nguồn tài chính của chính phủ và địa phương triển khai thực hiện. Hiện nay, Việt Nam chưa có nguồn tài chính của chính phủ và địa phương triển khai thực hiện cho công việc này.

Nghiên cứu đề xuất mua lại lượng RTN không có khả năng tái chế trong giai đoạn đầu triển khai mô hình được hiểu như phần thưởng cho các nhân tố tích cực trong mô hình. Nguồn kinh phí thực hiện các chương trình này sử dụng từ nguồn thu giá dịch vụ tiếp nhận, thu gom, xử lý RTN từ tàu KTTS. Để thực hiện được các chương trình này, cần thiết phải có tổ chức với sự tham gia của các bên liên quan như tàu KTTS, BQL cảng cá, trong đó BQL cảng cá đóng vai trò đầu mối, chủ trì phát động và giám sát, thực hiện chương trình khen thưởng thông qua hoạt động giám sát lượng RTN được tiếp nhận, thu gom, xử lý qua cảng. 

 

VIFEP (Thu Hương)

 


Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...