Trang chủ   >  

Phát triển nuôi biển, giảm khai thác để xây dựng ngành thủy sản bền vững


(27/02/2023 12:00:00 SA)

Chiều 23-2, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị Triển khai Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Phát triển nuôi biển, giảm khai thác để xây dựng ngành thủy sản bền vững
 Toàn cảnh hội nghị chiều 23-2 tại Hà Nội.

Theo ông Trần Công Khôi, Phó vụ trưởng vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), nước ta hiện có 445 cơ sở sản xuất giống phục vụ nuôi biển. Riêng đối với giống tôm hùm hiện nay Việt Nam chưa chủ động và đang nghiên cứu công nghệ sản xuất giống; hàng năm nhập khoảng 5 triệu con giống. Đa phần giống phục vụ nuôi biển đã chủ động sản xuất, song do hiệu quả sản xuất chưa cao nên nhiều đối tượng vẫn khai thác nguồn giống tự nhiên (nhuyễn thể); một số đối tượng vẫn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên như tôm hùm và một số loài cá biển. Diện tích nuôi biển đến năm 2022 đạt 85.000 ha với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23.3%/năm (trong đó chưa tính 202.000ha nuôi xen ghép các đối tượng khác); với 8,9 triệu m3 lồng. Sản lượng nuôi biển đến năm 2022 đạt 750.000 tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm.

Về Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (năm 2030) với tổng diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, thể tích lồng nuôi 10,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 850.000 tấn, trong đó: Nuôi biển gần bờ: 270.000 ha, thể tích lồng nuôi đạt 8,0 triệu m3; sản lượng nuôi đạt 750.000 tấn. Nuôi biển xa bờ 10.000 ha; thể tích lồng nuôi đạt 2 triệu m3; sản lượng  đạt 100.000 tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 0,8 - 1 tỷ USD.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Minh Hoan nhấn mạnh việc phát triển nuôi biển là để giảm khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xây dựng ngành thủy sản bền vững. Đây là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Để làm được việc này, chúng ta cần phải nghiên cứu, tính toán xem xét có các giải pháp hỗ trợ các ngư dân, giải quyết việc làm, thu nhập cho ngư dân khi chuyển đổi nghề. Cùng với đó, các địa phương cần đề xuất, kiếm nghị các giải pháp để hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi biển để tăng sản lượng thủy hải sản, mang lại hiệu  quả kinh tế tốt hơn trong thời gian tới; tăng nuôi biển để phát triển ngành thủy sản nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với việc bảo vệ, tính đa dạng sinh học môi trường sinh thái biển của nước ta.

VIFEP (QĐ)

Xem thêm >>

Tin tức
 Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (11/04/2024 12:00:00 SA)
 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024   (08/04/2024 12:00:00 SA)
 Ngành nuôi biển ngóng chờ quy hoạch không gian biển quốc gia   (05/04/2024 12:00:00 SA)
 Phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh   (04/04/2024 12:00:00 SA)
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản   (01/04/2024 12:00:00 SA)
 Gia tăng nguồn lợi tỷ đô từ nghề nuôi biển   (27/03/2024 12:00:00 SA)
 65 năm bứt phá vượt bậc của ngành thuỷ sản   (25/03/2024 12:00:00 SA)
 Gỡ 'thẻ vàng': Thủy sản Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị bền vững   (20/03/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản tăng - Vì sao?   (14/03/2024 12:00:00 SA)
 Sớm hoàn thiện và đưa ra đề xuất những phương án khả thi tối ưu nhằm phát triển hệ thống sản xuất tôm – lúa bền vững   (13/03/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...