QUY HOẠCH KHÔNG GIAN THỦY SẢN NỘI ĐỒNG/VEN BIỂN
(11/08/2019 12:00:00 SA)
Ø Tầm quan trọng của việc
lập một kế hoạch tốt để thực hiện EAM/SP thành công
Để sử dụng cách
tiếp cận dựa trên không gian và hệ sinh thái phục vụ hoạt động quản lý nghề cá,
cần xây dựng một kế hoạch hợp lý bao gồm các nội dung cụ thể đã được đề cập
trong chiến lược chi tiết nhằm bảo tồn, phục hồi và tăng cường nguồn lợi thủy sản.
Một kế hoạch EAM/SP (Cách tiếp cận về quản
lý/Quy hoạch không gian dựa trên hệ sinh thái) tốt gồm các yếu tố sau:
·
Tầm
nhìn
·
Mục
tiêu tổng quát
·
Mục
tiêu cụ thể, chỉ số và mốc chuẩn
·
Các
hành động quản lý
·
Mối
liên hệ giữa các yếu tố này được minh họa trong hình dưới đây:
Ngoài những yếu
tố cơ bản này, một kế hoạch EAM/SP tốt cũng có thể bao gồm các mô tả về a)
Thông tin cơ bản về nguồn lợi và khu vực quản lý (MA); b) Các mối đe dọa chính
đối với nguồn lợi và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nguồn lợi; c) Việc
tuân thủ quy định của những người sử dụng nguồn lợi; d) Số liệu về nguồn lợi và
nhu cầu thông tin (bao gồm cả nguồn dữ liệu, thông tin còn thiếu, v.v.); e) Các
phương án tài chính để thực hiện kế hoạch; f) Công tác truyền thông liên quan đến
các nỗ lực lập kế hoạch, cũng như việc sửa đổi kế hoạch, thực hiện và giám sát
(có liên quan đến chiến lược truyền thông); và g) Đánh giá/sửa đổi kế hoạch
(kèm theo bản mô tả về tần suất đánh giá).
Ø Tầm nhìn, Mục tiêu tổng
quát và Mục tiêu cụ thể
Tầm nhìn
Xây dựng một tầm
nhìn mạnh mẽ dựa trên các đặc điểm của khu vực quản lý (MA) là rất quan trọng đối
với một kế hoạch EAM/SP hiệu quả.
Xây dựng tầm
nhìn:
Một tuyên bố tầm nhìn thể hiện tương lai mà một khu vực MA hướng đến, tức là bạn
mong muốn khu vực quản lý của mình trông như thế nào sau khi thực hiện chương
trình quản lý? Cả người quản lý và các bên liên quan tham gia phát triển kế hoạch
EAM/SP cần nhất trí về tầm nhìn xây dựng cho khu vực quản lý (MA) đó; tầm nhìn
thường được xây dựng cho khoảng thời gian phổ biến là 10 (mười) năm. Một câu hỏi
hữu ích thường được đặt ra khi xây dựng tầm nhìn đó là “Khu vực quản lý MA trông
sẽ như nào trong 10 năm tới (tức là những kết quả bạn mong muốn đạt được trong
quá trình quản lý)?” Tầm nhìn có thể bao gồm:
·
Gia
tăng lợi ích cho các bên liên quan
·
Sử
dụng nguồn lợi bền vững
·
Các
dịch vụ hệ sinh thái gia tăng
Khi xây dựng tầm
nhìn cho MA, có thể cân nhắc xem xét những câu hỏi hữu ích sau:
·
Hình
ảnh hoàn hảo cho MA trong 10-20 năm tới?
·
Điều
kiện nguồn lợi thủy sản bạn mong muốn là gì?
·
Điều
kiện kinh tế bạn mong muốn là gì?
·
Điều
kiện văn hóa – xã hội bạn mong muốn là gì?
·
Bạn
muốn để lại gì cho thế hệ tương lai?
Dưới đây là một
vài ví dụ -- từ Bắc Mỹ -- minh họa về tầm nhìn để tham khảo cho việc xây dựng tầm
nhìn cho kế hoạch EAM/SP của bạn:
·
Các
khu bảo tồn biển (MPAs) có các chương trình quản lý hiệu quả, được biết đến rộng
rãi, được thực thi, được tài trợ và được mọi người tuân thủ thực hiện, và kết
quả là các khu vực này được bảo vệ thành công cho các thế hệ tiếp theo
·
Các
cộng đồng ven biển ổn định về kinh tế nhờ có nhiều hoạt động kinh tế đa dạng, bền
vững về môi trường và hài hòa với nhau
·
Chính
quyền trung ương và địa phương phối hợp làm việc thành công với các cộng đồng
ven biển, khu vực tư nhân, các tổ chức chính phủ (NGO) và các tổ chức khoa học
để hài hòa các hoạt động ven biển và giảm thiểu đáng kể các nguồn ô nhiễm biển
Để tinh chỉnh tầm
nhìn EAM/SP tốt hơn, bạn có thể trả lời các câu hỏi chính sau:
·
Chúng
ta muốn đạt được gì thông qua các biện pháp quản lý (các) nguồn lợi thủy sản?
·
Các
điều kiện nguồn lợi, các mô hình sử dụng nguồn lợi và các vấn đề trong sử dụng
nguồn lợi hiện nay là gì và chúng sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian?
·
Những
vấn đề hoặc trở ngại nào đang tồn tại hoặc có thể phát sinh trong tương lai đối
với hoạt động quản lý nghề cá và quản lý khu vực ven biển?
“Các mô hình quyền
lực” (giữa những người dùng khác nhau) nào liên quan đến sử dụng và khai thác
nguồn lợi? Có sự khác biệt về giới giữa những người sử dụng nguồn lợi của bạn
hay không?
Mục tiêu tổng
quát
Mục tiêu tổng
quát cho kế hoạch EAM/SP có thể là những mô tả chung tóm tắt trạng thái kỳ vọng
cho MA. Các mục tiêu tốt thường là:
·
Mang
tính tầm nhìn - một tuyên bố tích cực, phác họa trạng thái kỳ vọng cho MA
·
Cô
đọng - ngắn gọn và súc tích để các bên tham gia dễ dàng ghi nhớ
·
Không
đổi theo thời gian
·
Bao
quát - một tuyên bố chung và rộng tóm tắt tầm nhìn của MA hoặc định hướng các mục
tiêu quản lý ưu tiên
Tốt nhất là giới
hạn các mục tiêu tổng quát thành các ý nhỏ – thường từ 3 đến 5 ý- cho mỗi bản kế
hoạch EAM/SP; ví dụ:
·
Nguồn
lợi thủy sản và các nguồn sinh vật biển khác được phục hồi và quản lý bền vững
·
Môi
trường sống biển bị suy thoái, dễ bị tổn thương và quan trọng được phục hồi, bảo
tồn và duy trì
·
An
ninh lương thực cho cộng đồng ven biển được tăng cường và duy trì bền vững
·
Các
cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản cải thiện được đời sống
·
Các
khía cạnh khác thường liên kết với các mục tiêu EAM/SP là:
·
Giảm
ô nhiễm nước (và các chất gây ô nhiễm khác) làm suy yếu môi trường nước
·
Phối
hợp sử dụng nguồn lợi và/hoặc các hoạt động quản lý
·
Trao
quyền cho các cộng đồng tự quản lý nguồn lợi tại địa phương
·
Giáo
dục các bên liên quan về vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý nguồn lợi
thủy sản
Mục
tiêu cụ thể
Đối với quy
trình EAM/SP, mục tiêu cụ thể được xác định là “Điều bạn muốn đạt được” đối với
nguồn lợi thủy sản mà bạn quan tâm. Cụ thể hơn, chúng tôi thường sử dụng khái
niệm về “một mục tiêu hoạt động”, hoặc một mục tiêu ở mức có thể đạt được thông
qua hoạt động quản lý, để đảm bảo rằng những mục tiêu này có thể đạt được thông
qua các nỗ lực thực hiện.
Xây dựng các mục
tiêu cụ thể cho kế hoạch EAM/SP có thể bao gồm việc xác định các mối đe dọa và
các vấn đề đối với nguồn lợi thủy sản – những điều này, sau đó, được sử dụng để
xây dựng các Mục tiêu Quản lý Hoạt động. Để hỗ trợ cho vấn đề này, bạn có thể đặt
câu hỏi như “Bạn muốn các nhà quản lý đạt được những điều cụ thể gì cho vấn đề
này?” Dưới đây là một số ví dụ về các mục tiêu hoạt động tốt và chưa tốt:
·
Mục
tiêu hoạt động = Giảm tỉ lệ cá nhỏ HOẶC tăng số cách tiếp cận nguồn nước của
người dân HOẶC giảm số ngày có mức ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn của nhà nước (cụ
thể và rõ ràng = tốt)
·
Mục
tiêu hoạt động = Cải thiện sức khỏe hệ sinh thái (quá rộng và chung chung =
không tốt)
Chỉ
số
Một chỉ số là một
chỉ số đo lường tình trạng/trạng thái hiện tại của một hợp phần được lựa chọn
trong mục tiêu EAM/SP. Khi so sánh với giá trị “mốc chuẩn” đã thống nhất, (các)
chỉ số cung cấp thước đo mức độ đáp ứng (các) mục tiêu. Đối với kế hoạch
EAM/SP, sẽ rất hữu ích khi xác định được những vấn đề cụ thể, có thể đo lường
được, có thể đạt được, thực tế và đáp ứng về thời gian (hay còn được gọi là
SMART, như được mô tả trong sơ đồ dưới đây):
Một
ví dụ về nguồn lợi thủy sản minh họa cách mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể
và chỉ số liên kết với nhau:
Hành
động quản lý
Đối với một kế
hoạch EAM/SP, một hành động quản lý là một hành động giúp đạt được mục tiêu mà
bạn đã đề ra. Đối với nguồn lợi thủy sản, các hành động quản lý có thể bao gồm
những hành động sau (liệt kê theo các mục khác nhau):
·
Hành
động quản lý: Các biện pháp kỹ thuật
·
Kiểm
soát sản lượng và cường lực khai thác (ví dụ: ngư cụ, hạn chế số lượng vào khai
thác)
·
Kiểm
soát không gian và thời gian (ví dụ: các khu bảo tồn biển, đóng cửa theo mùa)
·
Hành
động quản lý: Tái tạo hệ sinh thái
·
Phục
hồi môi trường sống (ví dụ: tái trồng rừng ngập mặn)
·
Hành
động quản lý: Dựa vào cộng đồng
·
Đa
dạng hóa nguồn thu nhập (ví dụ: phát triển các sinh kế thay thế)
·
Hành
động quản lý: Năng lực nhân sự
·
Nâng
cao kỹ năng quản lý nghề cá
·
Tăng
cường các thể chế quản lý
·
Tăng
cường phối hợp (ví dụ: các nhóm liên ngành thủy sản họp giải quyết các vấn đề
·
Làm
việc với các bên liên quan khác để đạt được các mục tiêu ngoài sứ mệnh của bạn.
Liên
kết Tầm nhìn, Mục tiêu tổng quát, Chỉ số, và Hành động quản lý với nhau
Sơ
đồ dưới đây minh họa cách mục tiêu, chỉ số và hành động quản lý EAM/SP được kết
nối với nhau:
* Lưu ý: Nhiều
EAM/SP cũng bao gồm “Tuyên bố sứ mệnh” mô tả (các) hoạt động cụ thể của một cơ
quan/tổ chức.
Dưới đây là một
ví dụ đơn giản - dựa trên cách tiếp cận thực tế được sử dụng ở Bắc Mỹ để giải
quyết vấn đề ô nhiễm nhựa trên các tuyến đường thủy ven biển và nội địa - mô tả
mối liên hệ giữa mục tiêu cụ thể, chỉ số và hành động quản lý:
·
Mục
tiêu hoạt động: Giảm rác thải tại Vịnh Essential
·
Chỉ
số: Lượng túi nylon trong Vịnh
·
Mốc
chuẩn: Đến năm 2020, lượng túi nylon tại Vịnh Essential giảm 50% so với năm
2010
·
Hành
động quản lý: Áp một mức phí nhỏ cho việc sử dụng túi nylon tại các cửa hàng và
siêu thị
VIFEP (TH- Hội thảo USAID)
|