Tầm quan trọng của việc lập một kế hoạch tốt để thực hiện IWM thành công


(14/08/2019 12:00:00 SA)

Để sử dụng cách tiếp cận dựa trên không gian và hệ sinh thái phục vụ hoạt động quản lý lưu vực, cần xây dựng một kế hoạch hợp lý bao gồm các nội dung cụ thể đã được đề cập trong chiến lược chi tiết nhằm bảo tồn, phục hồi và tăng cường nguồn lợi thủy sản/ven sông/trên cạn.

Một kế hoạch quản lý lưu vực tổng hợp (IWM) tốt gồm các yếu tố sau:

·        Tầm nhìn

·        Mục tiêu tổng quát

·        Mục tiêu cụ thể, chỉ số và mốc chuẩn

·        Các hành động quản lý

Mối liên hệ giữa các yếu tố này được minh họa trong hình dưới đây:

 

 

 

 

* Lưu ý: Nhiều IWM cũng bao gồm “Tuyên bố sứ mệnh” mô tả (các) hoạt động cụ thể của một cơ quan/tổ chức.

Ngoài những yếu tố cơ bản này, một kế hoạch IWM tốt cũng có thể bao gồm các mô tả về a) Thông tin cơ bản về nguồn lợi và khu vực quản lý (MA); b) Các mối đe dọa chính đối với nguồn lợi và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nguồn lợi; c) Việc tuân thủ quy định của những người sử dụng nguồn lợi; d) Số liệu về nguồn lợi và nhu cầu thông tin (bao gồm cả nguồn dữ liệu, thông tin còn thiếu, v.v.); e) Các phương án tài chính để thực hiện kế hoạch; f) Công tác truyền thông liên quan đến các nỗ lực lập kế hoạch, cũng như việc sửa đổi kế hoạch, thực hiện và giám sát (có liên quan đến chiến lược truyền thông); và g) Đánh giá/sửa đổi kế hoạch (kèm theo bản mô tả về tần suất đánh giá).

 

Kế hoạch quản lý lưu vực tích hợp (IWM) cần xác định khu vực địa lý đang được xem xét, cũng như các ranh giới chính trị ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại lưu vực đó.

Xác định khu vực quản lý IWM

Cả nhà quản lý và các bên liên quan trong quá trình xây dựng kế hoạch IWM cần thống nhất về Khu vực quản lý (MA). Tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau về MA là biện pháp hữu ích để phát triển thêm cho kế hoạch IWM:

      Các mục đích sử dụng nguồn lợi trong khu vực MA hiện tại và địa điểm sử dụng?

      Ví dụ: Khai thác thủy sản thủ công quy mô nhỏ, trồng lúa

      Các mục đích sử dụng nguồn lợi trong tương lai là gì?

      Ví dụ: Du lịch sinh thái chèo thuyền trên sông, nuôi cá da trơn

      Đâu là ranh giới địa lý và chính trị/hành chính của MA?

      Ví dụ: Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long An, Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần quan trọng của việc lập kế hoạch IWM là phân định khoảng thời gian cho các nỗ lực của bạn (thường là 10 [mười] năm). Một khi đã phân định được thời gian, hãy tự đặt câu hỏi “MA sẽ trông như thế nào trong xx năm tới (tức là, kết quả quản lý mong muốn)? Mô tả này có thể bao gồm:

·        Tăng cường lợi ích cho các bên tham gia

o   Ví dụ: Sản lượng khai thác quy mô nhỏ sẽ gia tăng giá trị vào năm 2030, đây là kết quả của việc cải thiện hoạt động đánh bắt trong quá trình thu hoạch và chế biến - những khâu giúp tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn và giá bán cao hơn khi bán cho người tiêu dùng

·        Sử dụng nguồn lợi bền vững

o   Sản lượng đánh bắt trung bình của mỗi ngư dân khai thác thủ công quy mô nhỏ sẽ được duy trì ở mức bền vững thông qua việc áp dụng hạn mức thu hoạch, mùa vụ khai thác và sử dụng lưới có kích thước mắt lưới lớn. Những phương pháp quản lý này sẽ giúp bảo vệ cá nhỏ và chỉ nhắm vào thu hoạch cá đã lớn và có giá trị cao hơn, đồng thời đảm bảo rằng đủ số lượng giống để duy trì quần thể đàn.

·        Tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái

o   Sự phong phú và đa dạng của cá nước ngọt - bao gồm cả các loài được phép thu hoạch và không được phép thu hoạch - được tăng cường thông qua các phương pháp quản lý được đề xuất trong kế hoạch IWM. Điều này sẽ tạo ra một môi trường thủy sản phong phú, có thể cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái nâng cao quan trọng cho lưu vực bao gồm nghề cá thương mại và du lịch sinh thái thiên nhiên.

Sự tham gia tích cực của cả nhà quản lý và những người chịu ảnh hưởng bởi hoạt động quản lý nguồn lợi (ví dụ: các bên liên quan) là cốt lõi của một kế hoạch IWM hiệu quả và tốt nhất là thúc đẩy sự tham gia của các bên vào tất cả các giai đoạn phát triển, triển khai và giám sát kế hoạch.

 

Tầm nhìn, Mục tiêu tổng quát và Mục tiêu cụ thể

Tầm nhìn

Xây dựng một tầm nhìn mạnh mẽ dựa trên các đặc điểm của khu vực quản lý (MA) là rất quan trọng đối với một kế hoạch IWM hiệu quả.

Xây dựng tầm nhìn: Một tuyên bố tầm nhìn thể hiện tương lai mà một khu vực MA hướng đến, tức là bạn mong muốn khu vực quản lý của mình trông như thế nào sau khi thực hiện chương trình quản lý?

Khi xây dựng tầm nhìn, có thể cân nhắc xem xét những câu hỏi hữu ích sau:

·        Hình ảnh hoàn hảo cho MA trong 10-20 năm tới?

·        Điều kiện nguồn lợi thủy sản bạn mong muốn là gì?

·        Điều kiện kinh tế bạn mong muốn là gì?

·        Điều kiện văn hóa – xã hội bạn mong muốn là gì?

·        Bạn muốn để lại gì cho thế hệ tương lai?

Dưới đây là một vài ví dụ -- từ Bắc Mỹ -- minh họa về tầm nhìn để tham khảo cho việc xây dựng tầm nhìn cho kế hoạch IWM của bạn:

·        Đánh bắt thủy sản tự nhiên bền vững và cung cấp các lợi ích kinh tế xã hội ngắn hạn và dài hạn cho ngư dân, các nhà chế biến và các nhà tiếp thị - hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương

·        Quản lý nguồn cung cấp nước giúp hỗ trợ nhiều mục đích và người sử dụng (bao gồm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nhu cầu vận tải, công nghiệp và nội địa) một cách hài hòa thông qua các phương tiện bền vững và thân thiện với môi trường

Để tinh chỉnh tầm nhìn IWM tốt hơn, bạn có thể trả lời các câu hỏi chính sau:

·        Chúng ta muốn đạt được gì thông qua các biện pháp quản lý (các) nguồn lợi trong lưu vực?

·        Các điều kiện nguồn lợi, các mô hình sử dụng nguồn lợi và các vấn đề trong sử dụng nguồn lợi hiện nay là gì và chúng sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian?

·        Những vấn đề hoặc trở ngại nào đang tồn tại hoặc có thể phát sinh trong tương lai đối với hoạt động quản lý lưu vực?

·        “Các mô hình quyền lực” (giữa những người dùng khác nhau) nào liên quan đến sử dụng và khai thác nguồn lợi? Có sự khác biệt về giới giữa những người sử dụng nguồn lợi của bạn hay không?

 

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát cho kế hoạch IWM có thể là những mô tả chung tóm tắt trạng thái mong muốn cho MA. Các mục tiêu tốt thường là:

·        Mang tính tầm nhìn - một tuyên bố tích cực, phác họa trạng thái kỳ vọng cho MA

·        Cô đọng - ngắn gọn và súc tích để các bên tham gia dễ dàng ghi nhớ

·        Không đổi theo thời gian

·        Bao quát - một tuyên bố chung và rộng tóm tắt tầm nhìn của MA hoặc định hướng các mục tiêu quản lý ưu tiên

Tốt nhất là giới hạn các mục tiêu tổng quát thành các ý nhỏ – thường từ 3 đến 5 ý- cho mỗi bản kế hoạch IWM; ví dụ:

·        Nguồn lợi thủy sản và các nguồn sinh vật biển khác được phục hồi và quản lý bền vững

·        Môi trường sống biển bị suy thoái, dễ bị tổn thương và quan trọng được phục hồi, bảo tồn và duy trì

·        An ninh lương thực cho các cộng đồng ở vùng đồng bằng được tăng cường và duy trì bền vững

Các khía cạnh khác thường liên kết với các mục tiêu IWM là:

·        Giảm ô nhiễm nước (và các chất gây ô nhiễm khác) làm suy yếu hệ sinh thái lưu vực

·        Phối hợp sử dụng nguồn lợi và/hoặc các hoạt động quản lý lưu vực

·        Trao quyền cho các cộng đồng tự quản lý nguồn lợi lưu vực tại địa phương

·        Giáo dục các bên liên quan về vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý nguồn lợi lưu vực

 

Mục tiêu cụ thể

Đối với quy trình IWM, mục tiêu cụ thể được xác định là “Điều bạn muốn đạt được” đối với nguồn lợi lưu vực mà bạn quan tâm. Cụ thể hơn, chúng tôi thường sử dụng khái niệm về “một mục tiêu hoạt động”, hoặc một mục tiêu ở mức có thể đạt được thông qua hoạt động quản lý, để đảm bảo rằng những mục tiêu này có thể đạt được thông qua các nỗ lực thực hiện.

Xây dựng các mục tiêu cụ thể cho kế hoạch IWM có thể bao gồm việc xác định các mối đe dọa và các vấn đề đối với nguồn lợi lưu vực – những điều này, sau đó, được sử dụng để xây dựng các Mục tiêu Quản lý Hoạt động. Để hỗ trợ cho vấn đề này, bạn có thể đặt câu hỏi như “Bạn muốn các nhà quản lý đạt được những điều cụ thể gì cho vấn đề này?”

Dưới đây là một số ví dụ về các mục tiêu hoạt động tốt và chưa tốt:

·        Mục tiêu hoạt động = Giảm tỉ lệ cá nhỏ HOẶC tăng số cách tiếp cận nguồn nước của người dân HOẶC giảm số ngày có mức ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn của nhà nước (cụ thể và rõ ràng = tốt)

·        Mục tiêu hoạt động = Cải thiện sức khỏe hệ sinh thái (quá rộng và chung chung = không tốt)

 

Chỉ số

Một chỉ số là một chỉ số đo lường tình trạng/trạng thái hiện tại của một hợp phần được lựa chọn trong mục tiêu IWM. Khi so sánh với giá trị “mốc chuẩn” đã thống nhất, (các) chỉ số cung cấp thước đo mức độ đáp ứng (các) mục tiêu. Đối với kế hoạch IWM, sẽ rất hữu ích khi xác định được những vấn đề cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và đáp ứng về thời gian (hay còn được gọi là SMART, như được mô tả trong sơ đồ dưới đây):

 

Một ví dụ về nguồn lợi thủy sản minh họa cách mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và chỉ số liên kết với nhau:

 

 

Ví dụ về sinh thái:

 

Ví dụ về xã hội:

 

Ví dụ về quản trị

 

 

Hành động quản lý

Đối với một kế hoạch IWM, một hành động quản lý là một hành động giúp đạt được mục tiêu mà bạn đã đề ra. Đối với nguồn lợi thủy sản, các hành động quản lý có thể bao gồm những hành động sau (liệt kê theo các mục khác nhau):

Hành động quản lý: Các biện pháp kỹ thuật

·        Kiểm soát sản lượng và cường lực khai thác (ví dụ: sử dụng các ngư cụ khai thác cụ thể [lưới rê thay vì bẫy cố định], thông số kỹ thuật của ngư cụ [lưới rê có mắt lưới mau thay vì mắt lưới to], hạn chế số lượng vào khai thác [yêu cầu có giấy phép khai thác và hạn chế số lượng giấy phép được cấp])

·        Kiểm soát không gian và thời gian (ví dụ: các khu bảo tồn biển [không khai thác trong các khu vực ương dưỡng đã được chỉ định để bảo vệ cá con], đóng cửa theo mùa [không khai thác trong vòng 2 tuần sau mùa sinh sản để đảm bảo đủ số lượng cá trưởng thành cho quá trình sinh sản])

Hành động quản lý: Tái tạo hệ sinh thái

·        Phục hồi môi trường sống (ví dụ: tái trồng rừng ngập mặn để khôi phục môi trường sống cho cá con)

Hành động quản lý: Dựa vào cộng đồng

·        Đa dạng hóa nguồn thu nhập (ví dụ: phát triển các sinh kế thay thế cho những ngư dân khai thác quy mô nhỏ mong muốn kiếm thêm thu nhập ngoài mùa khai thác như chèo thuyền phục vụ du lịch sinh thái)

Hành động quản lý: Năng lực nhân sự

·        Nâng cao kỹ năng quản lý nguồn lợi thủy sản (ví dụ: tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên về IWM cho các nhà quản lý chuyên môn)

·        Tăng cường các thể chế (ví dụ: bổ sung môn học lập kế hoạch IWM vào chương trình đào tạo của các trường đại học)

·        Tăng cường phối hợp (ví dụ: họp nhóm các cơ quan liên ngành, với đại diện đến từ các cơ quan chịu trách nhiệm về tất cả các mảng trong quản lý nguồn lợi thủy sản IWM để giải quyết các vấn đề chung)

·        Làm việc với các bên liên quan khác để đạt được các mục tiêu ngoài sứ mệnh (ví dụ: gặp gỡ các ngư dân khai thác thủ công quy mô nhỏ, thương lái và đại diện người tiêu dùng để phát triển thị trường mới cho các loài có trữ lượng dồi dào nhưng chưa được quan tâm)

Liên kết Tầm nhìn, Mục tiêu tổng quát, Chỉ số, và Hành động quản lý với nhau

Dưới đây là một ví dụ đơn giản - dựa trên cách tiếp cận thực tế được áp dụng ở Bắc Mỹ để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa tại các tuyến đường thủy ven biển và nội địa - mô tả mối liên hệ giữa mục tiêu cụ thể, chỉ số và hành động quản lý:

1.     Mục tiêu hoạt động

·        Giảm rác thải tại các vùng nước ở đồng bằng sông Cửu Long

2.     Chỉ số

·        Lượng túi nylon thu được trên bờ

o   Mốc chuẩn: Đến năm 2020, lượng túi nylon tại Vịnh Essential Bay giảm 50% so với năm 2010

3.     Hành động quản lý

·        Hành động quản lý: Áp một mức phí nhỏ cho việc sử dụng túi nylon tại các cửa hàng và siêu thị nhằm khuyến khích việc tái sử dụng túi nylon

 

Hình sau minh họa mối liên hệ giữa các yếu tố này dựa theo ví dụ nêu trên.

 

VIFEP (TH- Hội thảo USAID)

Xem thêm >>

Tin tức
 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ đô/tháng   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Đón sóng từ thị trường, xuất khẩu thủy sản cần vượt rào cản để bứt phá   (27/09/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản trước cơ hội và thách thức lớn   (19/09/2024 12:00:00 SA)
 Điều tra, đánh giá hiện trạng lao động khai thác thủy sản trên phạm vi cả nước để cung cấp cơ sở, dữ liệu quản lý khai thác thủy sản   (19/08/2024 12:00:00 SA)
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc với Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (08/08/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024   (15/07/2024 12:00:00 SA)
 Tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị   (09/07/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...