Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng


(25/12/2019 12:00:00 SA)

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng 10% đạt gần 47 triệu USD trong tháng 6/2019. Sáu tháng đầu năm nay, Xuất khẩu sang thị trườngnày giảm 4,9% đạt 233,5 triệu USD.


Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 do Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Ecuador (lợi thế giá thấp hơn tôm Việt Nam). Quý I/2019, nhập khẩu tôm của Trung Quốc từ Ấn Độ tăng 624% về khối lượng và 573% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc tăng 224% về khối lượng và 185% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Có một số nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm sang Trung Quốc giảm trong thời gian gần đây. Hải quan Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên các mặt hàng nông – thủy sản. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ấn Độ và Ecuador.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu tôm lớn thứ 4 trên thế giới, chiếm 6,9% tổng lượng tôm nhập khẩu toàn thế giới trong năm 2018. Nhu cầu nhập khẩu tôm phục vụ tiêu thụ nội địa và tái xuất của Trung Quốc vẫn ổn định. Tôm luôn là mặt hàng được quan tâm nhất trong các hội chợ thương mại thủy sản tại Trung Quốc.

Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 6 trong số các nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 5,7%. Về giá nhập khẩu, tại thị trường Trung Quốc, giá nhập khẩu tôm từ Ecuador, Ấn Độ và Indonesia luôn cạnh tranh nhất. Giá nhập khẩu trung bình từ Thái Lan cao nhất, trong khi giá tôm Việt Nam cao thứ hai. Tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá với các nhà cung cấp châu Á tại thị trường này.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đạt 1,4 tỷ USD, tăng 196% so với cùng kỳ năm ngoái. Ecuador là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc; Ấn Độ và Thái Lan lần lượt đứng thứ hai và thứ ba. Nhập khẩu tôm vào Trung Quốc từ 5 nhà cung cấp hàng đầu đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đã có dấu hiệu  tăng trong 2 tháng 5 và 6 vừa qua. Giá trị xuất khẩu cả năm sang thị trường này có khả năng tương đương với năm ngoái.

các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yêu cầu mới về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như các quy định, tiêu chuẩn về bao bì, nhãn mác hàng hóa, mã vạch nhằm đảm bảo xuất khẩu bền vững cũng như nâng cao giá trị gia tăng.

VIFEP (Vasep)

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...