Xuất khẩu cá ngừ sang Nga có xu hướng chậm lại


(28/08/2019 12:00:00 SA)

Trước năm 2015, Nga là thị trường xuất khẩu cá ngừ cỡ nhỏ của Việt Nam. Nhưng từ năm 2015, khi Việt Nam chính thức ký Thỏa thuận Thương mại Tự do với Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) (VCUFTA) và có hiệu lực từ ngày 5/11/2016, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga nở rộ. Tuy nhiên, gần đây, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này đang giảm.

Theo thống kê từ Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga trong giai đoạn năm 2013 – 2015 liên tục tăng nhưng ở mức thấp. Nhưng từ khi FTA Việt Nam – EAEU có hiệu lực, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng mạnh trong giai đoạn năm 2015 – 2017. Giá trị xuất khẩu tăng từ 3,2 triệu USD lên 10,2 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm 2018, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga có xu hướng giảm.

Hiện Nga chủ yếu nhập khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh và sấy khô từ Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm cá ngừ phile đông lạnh cắt theo nhiều cách khác nhau. Đây là sản phẩm mà theo cam kết VCÙTA, các nước trong EAEU sẽ ngay lập tức giảm thuế từ 10% xuống 0% khi thỏa thuận có hiệu lực. Với lợi thế này, các doanh nghiệp Việt Nam đang “thống trị” phân khúc thị trường cá phile/ cá ngừ phile đông lạnh tại Nga.

Đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp, các sản phẩm Việt Nam còn xa mới thâm nhập thành công vào thị trường này mặc dù đây là dòng sản phẩm có nhu cầu cao. Do cá ngừ đang được định vị ở các phân khúc trung và cao cấp nên thực tế đây là sản phẩm khá xa xỉ tại Nga, Nguyên nhân là do 100% nguồn cá hồi cho thị trường này là nguồn nhập khẩu. Ngoài ra, giá đóng góp trực tiếp vào chất lượng sản phẩm. Do đó, khó mà tìm thấy nguồn cung cá ngừ tươi trong thị trường Nga hoặc có giá rất cao. Người Nga cũng thích mua cá ngừ đóng hộp và sử dụng để chế biến các món ăn hơn là cá ngừ tươi. Bên cạnh đó, cá ngừ là một trong số rất ít các loại thủy sản không bị mất đi các phẩm chất chất lượng khi đóng hộp và là sản phẩm rất ít béo, được nhiều người Nga ăn kiêng ưa chuộng.

Với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, sản phẩm cá ngừ đóng hộp có mã HS160414 xuất khẩu sang khối EAEU sẽ giảm thuế từ 15% xuống còn 13,6% ngay khi thỏa thuận có hiệu lực, sau đó giảm dần xuống còn 1,4% các năm về sau và xuống còn 0% vào khoảng năm 2025. Với lộ trình này, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đang có lợi thế hơn các nước khác.

Các doanh nghiệp nếu muốn thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga thì phải đảm bảo được chấtlượng sản phẩm, luôn luôn cải thiện đóng gói, thiếtkế, thiết kế lại các nhãn dán, thay đổi ngôn ngữ theo người tiêu dùng bản địa, qua đó họ có đầy đủ thông tin về sản phẩm.

VIFEP (TH)

 

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Đón sóng từ thị trường, xuất khẩu thủy sản cần vượt rào cản để bứt phá   (27/09/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản trước cơ hội và thách thức lớn   (19/09/2024 12:00:00 SA)
 Điều tra, đánh giá hiện trạng lao động khai thác thủy sản trên phạm vi cả nước để cung cấp cơ sở, dữ liệu quản lý khai thác thủy sản   (19/08/2024 12:00:00 SA)
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc với Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (08/08/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024   (15/07/2024 12:00:00 SA)
 Tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị   (09/07/2024 12:00:00 SA)
 Phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tầm nhìn đến năm 2050   (05/07/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu tôm đối mặt với nhiều thách thức vào cuối năm   (24/06/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...