Trang chủ   >  

Xuất khẩu thủy sản tháng 9 tiếp tục giảm sâu


(07/10/2021 12:00:00 SA)

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 9/2021, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam ước đạt 129.000 tấn với kim ngạch đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 34,3% về lượng và giảm 27,39% về gá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Chế biến cá tra: Cá tra rộng đường vào Mỹ | VTV.VN

Ảnh: Chế biến cá tra xuất khẩu.

Như vậy, đây là tháng thứ 2 liên tiếp XK thủy sản Việt Nam sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, XK thủy sản Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 128.580 tấn với trị giá hơn 595 triệu USD, giảm 30,6% về lượng và 26,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do tác động xấu từ dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài ở phía Nam từ nhiều tháng qua khiến hoạt động chế biến và XK của doanh nghiệp (DN) gặp rất nhiều khó khăn.

Tổng 9 tháng đầu năm 2021, XK thủy sản Việt Nam ước đạt 1,418 triệu tấn, với trị giá đạt 6,169 tỷ USD, giảm 0,71% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu tình hình dịch COVID-19 còn phức tạp trong tháng 10/2021 sẽ khiến XK thủy sản của Việt Nam năm 2021 khó đạt kế hoạch. Tuy nhiên, nếu tình hình được kiểm soát tốt, các DN vẫn có thể tăng thị phần ở những thị trường lớn trong những tháng cao điểm cuối năm 2021.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc những tháng cuối năm sẽ tăng cao, đây là những thị trường tiềm năng cho XK tôm trong thời gian tới. Trong tháng 10 và trung tuần tháng 11 sẽ là thời điểm XK tôm tới những thị trường lớn tăng mạnh.

Do vậy, các địa phương và DN cần ưu tiên và đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vắc xin cho công nhân, nhân viên ở các nhà máy chế biến, khu công nghiệp để chuỗi sản xuất không bị gián đoạn.

Với mặt hàng cá tra, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ vẫn ở mức cao, trong khi các thị trường như Trung Quốc và ASEAN nhu cầu giảm. Trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh XK cá tra sang Mỹ, Nga, Mexico và Brazil.

Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu cá tra của Trung Quốc, Australia và ASEAN có thể tăng trở lại. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 ở trong nước đang gây nhiều khó khăn cho chế biến và XK cá tra trong thời gian tới…

Theo bà Tô Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cần điều chỉnh linh hoạt các quy định phòng chống dịch và phục hồi kinh tế. Như xem xét cho đối tượng F0 đã điều trị hết bệnh và những người đã tiêm 1 mũi vắc xin được tham gia phục hồi sản xuất.

Tạo cơ chế thông thoáng, thống nhất giữa các tỉnh có nhà máy chế biến, vùng nguyên liệu để việc đi lại thuận lợi. Thay thế phương án “3 tại chỗ” bằng những phương án hiệu quả hơn, giảm chi phí và tạo sự an toàn, tâm lý an tâm cho người lao động làm việc…

VIFEP (TP)



Xem thêm >>

Tin tức
 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ đô/tháng   (12/11/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024   (16/10/2024 12:00:00 SA)
 Đón sóng từ thị trường, xuất khẩu thủy sản cần vượt rào cản để bứt phá   (27/09/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản trước cơ hội và thách thức lớn   (19/09/2024 12:00:00 SA)
 Điều tra, đánh giá hiện trạng lao động khai thác thủy sản trên phạm vi cả nước để cung cấp cơ sở, dữ liệu quản lý khai thác thủy sản   (19/08/2024 12:00:00 SA)
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm và làm việc với Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản   (08/08/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024   (15/07/2024 12:00:00 SA)
 Tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị   (09/07/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...