Đánh giá và lập mô hình lưu vực
(16/07/2019 12:00:00 SA)
Tại sao áp dụng Biện pháp tiếp cận Lưu vực?
Lưu
vực là khu vực mà tất cả lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát
ra một vị trí xác định. Ranh giới lưu vực chủ yếu được xác định bằng địa hình (có
thể có một số biến đổi trong dòng chảy mạch nước ngầm) và là đơn vị tính cơ bản
nhất của tổ chức thiên nhiên trong một cảnh quan. Các kế hoạch quản lý lưu vực
có thể rất cụ thể vào một đối tượng mục tiêu - ví dụ, tập trung vào vấn đề giảm
thiểu ô nhiễm hoặc quản lý các loài nhất định - hoặc tổng quát hơn, với mục
tiêu là cân bằng nhiều mục đích sử dụng và mục tiêu cụ thể. Trong khi trước
đây, quản lý nguồn tài nguyên nước thường tập trung vào các vấn đề hoặc quy
trình đơn lẻ, trong những thập kỷ gần đây đã có sự nhận biết ngày càng tăng về
giá trị của việc quản lý lưu vực với một cách tiếp cận toàn diện và tích hợp
hơn (White, 1998). Quản lý lưu vực tổng hợp được định nghĩa là quá trình quản
lý các hoạt động của con người và tài nguyên thiên nhiên tại một lưu vực, trong
đó có xem xét các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, cũng như lợi ích cộng đồng
để quản lý nguồn tài nguyên nước bền vững (MVCA) (Cơ quan bảo tồn thung lũng
Mississippi, 2018).
Kiểm kê lưu vực
Sự
di chuyển của nước qua một lưu vực là một chức năng của các thuộc tính và quá
trình vật lý tại một cảnh quan, được giảm thiểu bởi các hoạt động sử dụng đất
và che phủ đất. Đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý thay thế đòi hỏi phải
hiểu các quy trình của hệ sinh thái và các yếu tố nhân loại chi phối sự phản ứng
với các hành động quản lý khác nhau. Bước đầu tiên trong quá trình quản lý lưu
vực tổng hợp là kiểm kê lưu vực, hoặc quá trình “tìm hiểu lưu vực” (Heathcote,
2009).
Kiểm
kê lưu vực đòi hỏi phải xem xét các đặc điểm và quá trình trong một phạm vi
không gian và thời gian. Ở phạm vi không gian và thời gian lớn nhất, cần lập
danh mục và hiểu về các yếu tố như địa chất, khí hậu và địa hình tại lưu vực
quan tâm. Các yếu tố vật lý này sẽ xác định các thuộc tính như tính chất đất, sự
thẩm thấu và dòng chảy, từ đó quyết định chất lượng, số lượng, thời gian và sự
chuyển động của nước qua một lưu vực, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm. Những
thuộc tính này cung cấp nền tảng vật lý cho các cộng đồng động thực vật tồn tại
trong một lưu vực.
Ngoài
các quá trình vật lý, hóa học và sinh học tự nhiên, các hoạt động của con người
cũng ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra trong một lưu vực. Các hoạt động của
con người có thể bao gồm các yếu tố như thực tiễn sử dụng đất, hệ thống kinh tế
và xã hội hoặc các hoạt động và đặc điểm có giá trị (Heathcote, 2009). Các hoạt
động của con người trong một lưu vực bao gồm hai thành phần chính: (1) môi trường
được xây dựng và (2) các hệ thống xã hội của con người ở cả môi trường tự nhiên
và xây dựng. Ví dụ, kiểm kê môi trường xây dựng có thể bao gồm việc đánh giá
các loại và việc phân bố các hoạt động sử dụng đất khác nhau trong một lưu vực.
Các bước liên quan đến hoạt động này bao gồm xác định danh mục sử dụng đất tại
một vùng hoặc cảnh quan, lập bản đồ diện tích của từng hoạt động và có thể đánh
giá cách các hoạt động sử dụng đất thay đổi hoặc phát triển theo thời gian.
Trong
hoạt động quản lý, cần quan tâm đánh giá các hoạt động của con người như là một
phần của hoạt động kiểm kê lưu vực. Ví dụ, các hoạt động sử dụng đất ảnh hưởng
đến cả loại chất gây ô nhiễm trong lưu vực và tải trọng hoặc khối lượng chất ô
nhiễm thải ra các khu vực đường thủy. Các hoạt động nông nghiệp cũng có thể thải
ra các loại chất ô nhiễm vào các con sông hoặc mạch nước trong lưu vực. Các hoạt
động khác của con người như nuôi trồng thủy sản cùng với một loạt các cơ hội và
thách thức quản lý riêng biệt cần phải ở mức vừa đủ để giải quyết các vấn đề
trong quá trình quản lý.
Việc
kiểm kê lưu vực có thể dựa vào việc thu thập dữ liệu sơ cấp (được thu thập bởi
điều tra viên), dữ liệu thứ cấp (ban đầu được thu thập cho các mục đích khác)
hoặc kết hợp cả hai. Trong một số trường hợp, kiểm kê lưu vực có thể phụ thuộc
nhiều vào việc thu thập và tổng hợp những dữ liệu hiện có ('khai thác dữ liệu'),
trong khi đó, trong nhiều tình huống, việc đánh giá dữ liệu giúp phát hiện các
khoảng trống quan trọng về dữ liệu cần được bổ sung để đưa ra các quyết định
sáng suốt trong quản lý lưu vực. Do đó, ngoài việc cung cấp dữ liệu và kiến
thức phục vụ việc ra quyết định quản lý, kiểm kê lưu vực còn giúp đánh giá hệ
thống dữ liệu có sẵn, cho phép xác định liệu có nên đầu tư thêm nguồn lực vào
việc thu thập dữ liệu hay không và cần những thông tin gì. Ví dụ, kiểm kê lưu vực
có thể xác định việc lấy mẫu bổ sung là cần thiết để định lượng tốt hơn dòng chảy
hoặc dòng nước ngầm, xu hướng chất lượng nước hoặc thuộc tính của hệ sinh thái
thủy sinh. Khi thiết kế chương trình đo lường hoặc chiến dịch lấy mẫu, cần thiết
kế sao cho trả lời được các câu hỏi cụ thể, liên quan đến việc ra quyết định.
Ví dụ, đối với các câu hỏi liên quan đến nước thải công nghiệp hoặc tải lượng
chất dinh dưỡng, các vấn đề cần cân nhắc bao gồm thiết kế chương trình lấy mẫu
sao cho phù hợp để đánh giá được đầy đủ sự thay đổi của các tham số hoặc các hệ
thống không đồng nhất theo thời gian.
Những
hiểu biết cơ bản về lưu vực từ hoạt động kiểm kê lưu vực giúp cung cấp nền tảng
cho việc xây dựng các mô hình dự đoán cho hệ thống hỗ trợ đánh giá tác động của
các hành động quản lý dự kiến.
Đánh giá tác động của hành động dự kiến
Xây
dựng một kế hoạch quản lý lưu vực thường bao gồm việc xác định và lựa chọn giữa
các đường hướng hoặc chiến lược quản lý thay thế. Trong các hệ thống phức tạp,
kết quả của một hành động hoặc sự kết hợp của các hành động khác nhau khó có thể
nhận thấy rõ ràng. Thông thường, cần có một khung đánh giá để đánh giá hoặc dự
đoán một cách có hệ thống tác động của các hành động quản lý dự kiến. Một số
chiến lược hoặc phương pháp được dùng để đánh giá môi trường có thể sử dụng cho
việc xây dựng kế hoạch quản lý lưu vực.
Các
đánh giá sàng lọc ban đầu nhằm mục tiêu xác định các phương án quản lý thay thế
khả thi. Trong số những phương án khả thi, cần xem xét bổ sung để xác định
phương án nào có hiệu suất tổng thể tốt nhất về mặt đáp ứng các mục tiêu đặt
ra. Ví dụ: trình tự đưa ra chiến lược quản lý có thể bao gồm (1) xác định mục
tiêu quản lý, (2) đánh giá kết quả của quyết định (3) dự đoán kết quả của quyết
định và (4) đánh giá kết quả (Cơ quan nghiên cứu về Cá và Động vật hoang dã Hoa
Kỳ, 2008). Đánh giá kết quả có thể bao gồm các dữ liệu hoặc số liệu định lượng,
hoặc một cách tiếp cận định tính hơn như một danh sách xếp hạng. Khi dự đoán kết
quả, có thể cần sử dụng phương pháp mô hình hóa để dự đoán kết quả từ các quy
trình tự nhiên hoặc tập hợp các hành động.
Các nguyên tắc lập mô hình
Trong
lưu vực và các hệ thống phức tạp khác, kết quả của một tập hợp các hành động dự
kiến có thể không chắc chắn hoặc khó có thể dự đoán được. Các mô hình cung cấp
cách tiếp cận có cấu trúc để đánh giá phản ứng của hệ thống đối với các hành động
quản lý và kiểm tra các giả định liên quan đến động lực học của hệ thống. Các
mô hình mô tả các quá trình hoặc các hệ thống và có thể ở dạng mô hình khái niệm,
vật lý hoặc mô hình số. Nói một cách đơn giản, ‘mô hình là các khái niệm thực
tiễn vật chất dẫn đến các dự báo định lượng hoặc định tính’ (Darby và Van de
Wiel, 2003). Tất cả các mô hình đều đơn giản hóa thực tế và đi kèm với một loạt
các giả định và hạn chế về khả năng ứng dụng và tính thực tiễn. Một số mô hình
có thể không phù hợp để đưa ra các dự đoán chính xác, nhưng phù hợp cho việc
đánh giá các giả định hoặc phân tích so sánh các kết quả mô phỏng khác nhau.
Khi
nào phù hợp hoặc cần thiết để áp dụng mô hình vào quản lý nguồn nước? Cơ quan Bảo
vệ Môi trường Hoa Kỳ đã xác định ba tình huống cần áp dụng phương pháp mô hình
hóa (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, 2017):
·
Khoanh
vùng phạm vi hoặc định lượng một vấn đề
·
Dự
đoán các điều kiện thay đổi theo thời gian
·
Đánh
giá các phương án quản lý thay thế
Loại
mô hình đầu tiên - mô hình phạm vi - có thể được sử dụng để ước tính nhanh phạm
vi và mức độ nghiêm trọng của một vấn đề. Ví dụ, mục tiêu cụ thể là so sánh mức
độ căng thẳng, ưu tiên các khu vực hoặc nguồn suy yếu, kiểm tra xu hướng, ngoại
suy dữ liệu giám sát hoặc đánh giá hướng phản ứng của hệ thống. Phương pháp mô
hình phạm vi thường được sử dụng để tìm ra những hiểu biết cơ bản về vấn đề chất
lượng nước. Mô hình thứ hai - dự đoán theo thời gian - một mô hình có thể được
sử dụng để dự báo các điều kiện trong tương lai diễn ra do một tập hợp các điều
kiện đã được xác định trước, có thể là các điều kiện tự nhiên hoặc do hành động
của con người. Mô hình thứ ba - đánh giá các phương án quản lý thay thế - có thể
được sử dụng để so sánh tác động tương đối của các hành động dự kiến khác nhau
trong lưu vực.
Tại
lưu vực sông Mê Kông, một loạt các phương pháp mô hình hóa khác nhau đã được sử
dụng để đánh giá tác động của tập hợp các hành động quản lý dự kiến khác nhau.
Những nghiên cứu hoặc đánh giá trước đây được thực hiện với các quy mô không
gian và thời gian khác nhau. Ví dụ, ở quy mô của một lưu vực sông, một loạt các
phương pháp đã được sử dụng để đánh giá tác động của việc xây dựng đập đối với
động lực trầm tích ở sông Mê Kông (ví dụ: Nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long;
Kondolf và cộng sự, 2014). Các nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn tập trung vào hoạt động
sản xuất lúa tại địa phương, phương pháp canh tác và mực nước biển dâng (ví dụ,
Chapman và Darby, 2016). Những mô hình này được thực hiện dưới dạng từ khái niệm
cho đến định lượng, và trong nghiên cứu ở quy mô lớn là Nghiên cứu đồng bằng
sông Cửu Long, nhiều phương pháp đã được sử dụng để mô phỏng các quá trình quan
trọng. Điểm chung của các nghiên cứu là mỗi mô hình đều hướng đến giải quyết
các vấn đề quản lý.
Yếu
tố quan trọng cần xem xét khi bắt đầu thực hiện viêc lập mô hình là xác định
các công cụ và dữ liệu mô hình hóa phù hợp để trả lời các câu hỏi đặt ra. Ví dụ,
khi xây dựng các mô hình thủy động lực học, người lập mô hình phải xác định
kích thước của mô hình, khoảng thời gian khả thi để chạy mô hình hoặc khoảng thời
gian mà tại đó mô hình đạt trạng thái ổn định hoặc không ổn định. Ngoài ra, đối
với trường hợp các hệ thống sông lớn, phức tạp được nghiên cứu trong Nghiên cứu
đồng bằng sông Cửu Long và nghiên cứu trường hợp sông Missouri dưới đây, phương
pháp mô hình hóa đòi hỏi phải lựa chọn các mô hình có độ phân giải cao hơn được
lồng trong các mô hình có độ phân giải thấp nhưng với quy mô lớn hơn.
Lưu vực sông Missouri: Nghiên cứu trường
hợp IWM
Giới thiệu
Sông
Missouri là con sông dài nhất ở Hoa Kỳ, kéo dài từ phía bắc dãy núi Rocky đến hợp
lưu sông Mississippi ở miền trung Hoa Kỳ (Jacobson và Galat, 2006). Sông
Missouri kéo dài hơn 1.300.000 km2, lưu vực bao gồm cả các dòng chảy đầu nguồn
trên núi và các phần của Đại Bình nguyên Hoa Kỳ, khu vực bị chiếm dụng để chăn
thả gia súc và sản xuất nông nghiệp. Sông Missouri đã phải chịu tác động của kỹ
thuật sông ở cường độ cao trong hơn hai thế kỷ. Trên con sông này có sáu đập
chính lớn tạo thành hệ thống hồ chứa lớn nhất Bắc Mỹ. Các con đập đã làm thay đổi
đáng kể dòng chảy tự nhiên. Mặc dù tác động của việc điều tiết dòng chảy tại
các khu vực thủy văn là khác nhau tùy thuộc vào vị trí của lưu vực và sự đóng
góp của các nhánh sông, nhưng nhìn chung, việc điều tiết đã làm giảm cường độ
lũ lụt xảy ra hàng năm và tăng lưu lượng nước vào mùa hè.
Ngoài
những thay đổi trong chế độ dòng chảy tự nhiên, hệ thống kênh đào cũng bị thay
đổi đáng kể. Trong lịch sử, sông Missouri có một con kênh rộng, nông, phân
thành nhiều nhánh chảy qua các vùng ngập lũ, tiếp nối với các vùng đất ngập nước
xunh quanh và môi trường sống ven sông. Để phục vụ giao thông đường thủy và kiểm
soát lũ lụt, chính phủ Hoa Kỳ đã phân luồng phần lớn 1.200 km hạ lưu sông, thiết
kế một kênh dẫn sâu hơn, hẹp hơn và chảy xiết hơn so với kênh cũ. Để thực hiện
những thay đổi, hệ thống bờ kè và các công trình kiểm soát như đê cánh được xây
dựng ở phần lớn hạ lưu sông. Kết quả, giao thông đường thủy trên sông thuận tiện
hơn, nhưng môi trường sống tự nhiên ven sông khác nhiều so với trước khi phát
triển toàn lưu vực và thực hiện các hoạt động về kỹ thuật sông.
Quản lý lưu vực
tổng hợp tại sông Missouri
Quốc
hội Hoa Kỳ cho phép tám mục đích sử dụng được thực hiện trên sông Missouri: kiểm
soát lũ lụt, giao thông, thủy lợi, thủy điện, kiểm soát chất lượng nước, cấp nước,
phục vụ các hoạt động giải trí, phát triển sinh trưởng cá và động vật hoang dã.
So với các con sông và lưu vực sông trên khắp thế giới, cách sử dụng nguồn nước
tại lưu vực sông Missouri đôi khi mâu thuẫn với nhau. Ngoài các mục đích được
cho phép, có ba loài tại sông Missouri đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
phải được xem xét trong các quyết định quản lý. Những loài này bao gồm hai loài
chim (choi choi chân vàng và least tern) và một loài cá (cá tầm da vàng nhợt).
Công binh Lục quân Hoa Kỳ, cơ quan liên bang chịu trách nhiệm cho hầu hết các
hoạt động kỹ thuật sông trên sông Missouri, được yêu cầu xem xét ảnh hưởng của
các hành động quản lý đến ba loài này.
Chương
trình phục hồi sông Missouri (MRRP) là chương trình có mục tiêu phục hồi các
môi trường sống bị mất và xác định các hành động tránh gây nguy hiểm cho sự tồn
tại của ba loài này (Công binh Lục quân Hoa Kỳ, 2013). Nhóm đa cơ quan thực hiện
chương trình sẽ xem xét ảnh hưởng của các hành động quản lý không chỉ đến các
loài cá, chim và các động vật khác sinh sống trên sông, mà còn đến cả các mục
đích sử dụng được cho phép, các tài nguyên văn hóa và lợi ích của các bộ lạc
(Jacobson và cộng sự, 2015). Là một phần của quá trình quản lý thích ứng trên
sông Missouri, nhiều cơ quan và đối tác liên bang đã cùng nhau đưa ra Bản Dự thảo
Tuyên bố tác động môi trường (DEIS). DEIS đã xác định sáu phương án thay thế (một
phương án thay thế được xác định là sự kết hợp của các hành động quản lý) đáp ứng
các mục tiêu của MRRP, bao gồm cả phương án thay thế tối ưu. Phương án thay thế
tối ưu này được lựa chọn dựa trên số lượng các yếu tố như tác động kinh tế và
môi trường, và sau một thời gian lấy ý kiến người dân.
Các
mô hình số và thống kê chi tiết được sử dụng để cung cấp những hiểu biết về
cách các hành động quản lý khác nhau có thể ảnh hưởng đến các loài mục tiêu
trong lưu vực, đến các mục đích sử dụng được cho phép và lợi ích của các bên
liên quan. Ví dụ, để đánh giá tác động của các chế độ dòng chảy khác nhau và
các hoạt động phục hồi kênh đào, các mô hình thủy động lực học được sử dụng để
mô phỏng sự di cư và phân tán của cá con trong lưu vực sông Missouri. Kết quả của
các mô hình thủy động lực này được lồng ghép vào các mô hình quần thể cá được sử
dụng để mô phỏng tác động của các hành động quản lý khác nhau đối với mật độ và
sự phân bố của cá tầm bản địa trong lưu vực (Jacobson và cộng sự, 2016). Một
quy trình mô hình hóa chặt chẽ cũng được sử dụng để dự đoán tác động của các
hành động quản lý khác nhau đến các mục đích sử dụng được cho phép và các cân
nhắc của con người, từ đó cung cấp cho các bên liên quan những hiểu biết về
cách các hành động quản lý sẽ ảnh hưởng đến lợi ích hoặc sinh kế của họ.
Việc quản lý sông Missouri rất phức tạp và đôi
khi gây tranh cãi. Việc thực hiện một chương trình khoa học mạnh mẽ trong lưu vực
là một khâu thiết yếu trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho các cán bộ quản
lý nhà nước và các bên liên quan.
VIFEP (TH)
|