Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
(24/11/2022 12:00:00 SA)
Ngày 18/7/2022 Bộ Trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 2711/QĐ-BNN-KHCN Kế hoạch giảm
thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp.
Ảnh minh họa.
Mục tiêu của bản kế hoạch này là tăng cường thu gom, phân loại, tái sử dụng và
thay thế vật liệu nhựa để ngăn chặn việc phát thải nhựa từ các nguồn thải trong
ngành nông nghiệp ra môi trường và đại dương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng vật liệu nhựa cho sản xuất nông nghiệp cụ
thể như sau:
1. Giai đoạn 2022 đến năm
2025
a) Lĩnh vực trồng trọt: giảm
sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và
tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.
b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật:
giảm sử dụng tối thiểu 20% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80%
và tái sử dụng được tối thiểu 12 % chất thải nhựa.
c) Lĩnh vực chăn nuôi: giảm
sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và
tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa.
d) Lĩnh vực thú y: thu gom,
phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải.
đ) Lĩnh vực lâm nghiệp: giảm
sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và
tái sử dụng được tối thiểu 10% chất thải nhựa.
e) Lĩnh vực thủy sản:
theo điểm a, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa
đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày
05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
f) Nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất
thải nhựa ngành nông nghiệp.
- 100% doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh nông nghiệp được cập nhật đầy đủ các quy định, chính sách liên quan
đến quản lý vật liệu và chất thải nhựa;
- 50% cán bộ quản lý ngành
nông nghiệp được tập huấn về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và
chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp;
- 50% nông dân được tập huấn
nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất
thải nhựa.
2. Giai đoạn 2026 đến năm
2030
a) Lĩnh vực trồng trọt: giảm
sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng
được tối thiểu 20% chất thải nhựa.
b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật:
giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử
dụng được 20 % chất thải nhựa.
c) Lĩnh vực chăn nuôi: giảm
sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100 % và tái sử dụng
được 30% chất thải nhựa.
d) Lĩnh vực thú y: thu gom,
phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải.
đ) Lĩnh vực lâm nghiệp: giảm
sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng
được 25% chất thải nhựa;
e) Lĩnh vực thủy sản:
theo điểm b, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa
đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số
687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
f) Nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất
thải nhựa ngành nông nghiệp.
- 100% cán bộ quản lý ngành
nông nghiệp được tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về các quy định, chính sách
liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp;
- 100% nông dân được tập huấn
nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất
thải nhựa ngành nông nghiệp.
Bản kế hoạch này cũng đã đưa
ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để các cấp từ trung ương đến địa phương
có thể triển khai những hoạt động cụ thể nhằm quản lý và giảm thiểu chất thải
nhựa trong ngành nông nghiệp.
Hồng
Ngân
|