Trang chủ   >  

Xử lý, thu gom rác thải từ tàu cá tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng


(21/12/2021 12:00:00 SA)

Khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng được hình thành nhằm giúp cho tàu thuyền vào neo đậu trú bão an toàn. Vùng nước Âu thuyền có sức chứa từ 800 đến 1.200 tàu thuyền vào neo đậu với hơn 4ha mặt đất và khoảng 58ha mặt nước.

Rác thải từ hoạt động của tàu cá, chợ hải sản, các xưởng đóng tàu và khu dân cư đã biến âu thuyền thành “túi” đựng rác không lồ, ô nhiễm kéo dài.
Rác thải từ hoạt động của tàu cá, chợ hải sản, các xưởng đóng tàu và khu dân cư đã biến Âu thuyền thành “túi” đựng rác không lồ, ô nhiễm kéo dài.


Với số lượng người tham gia hoạt động trong khu vực: trung bình từ 3.000 – 4.000 người/ đêm cùng với số lượng tàu thuyền cập cầu cảng từ 40 – 50 lượt tàu thuyền/ ngày đêm. Mặc khác, do đặc điểm vị trí địa lý của khu vực với ngư trường khai thác và tiềm năng thị trường tiêu thụ, chế biến thủy hải sản nên lượng tàu thuyền các tỉnh lân cận cập cảng bốc dỡ hàng hóa là rất lớn nên việc quản lý, đảm bảo môi trường trong khu vực gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ được Lãnh đạo Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng Cá Thọ Quang cũng như các cấp, các ngành quan tâm và triển khai tích cực.

Trung bình mỗi tàu cá hoạt động khu vực ven bờ có khoảng 2-4 lao động, như vậy tổng lượng lao động trên biển có thể lên tới con số 2 vạn người và chưa kể hàng trăm chiếc tàu cá ở các tỉnh thành lân cận. Còn với những tàu tuyến lộng, do mỗi chuyến ra khơi mất khoảng 7-15 ngày nên các tàu thường phải có từ 8-10 lao động, lượng thực phẩm chuẩn bị cho một chuyến đi biển dài ngày như vậy thường khá nhiều, kèm theo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày. Tuy nhiên, do thói quen và điều kiện làm việc, sinh hoạt của ngư dân nên rác thải phát sinh trên tàu cá hầu như không được thu gom, xử lý. Đây không chỉ là vấn đề riêng ở Đà Nẵng mà còn diễn ra ở các tỉnh ven biển trên cả nước.

Nhằm góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải do tàu cá, Ban Quản lý đã bố trí các thùng đựng rác tại các cầu cảng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân bỏ rác thải mỗi khi cập cảng bốc dỡ hàng hóa, đồng thời tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát thanh trên hệ thống loa phóng thanh, lắp đặt bảng tuyên truyền, in tờ rơi decal không thấm nước (dán trên tàu), in áo tuyên truyền…...

Cuối năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đã liên hệ và hợp tác triển khai “Chương trình thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa vì một cộng đồng khỏe mạnh và thành phố xanh” thuộc Dự án: Đại dương không nhựa, Ban Quản lý đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và triệt để phân loại, thu gom rác thải nhựa phát sinh trong khu vực đồng thời thực hiện thí điểm thu gom rác thải từ tàu cá đối với 05 tàu. Kết quả rác thải tàu cá mang về bờ chủ yếu là rác thải nhựa gồm chai lọ, bao ni lông, xốp thải… với số lượng khoảng 2-3 kg chiếm khoảng 20% lượng sản phẩm nhựa có phát sinh rác thải khi mang đi biển. Nguyên nhân ngư dân không mang hết rác thải về bờ là do lượng rác phát sinh lớn, cồng kềnh nên trên tàu không có đủ diện tích để chứa và điều kiện làm việc, sinh hoạt trên biển rất khó khăn, ngư dân làm việc gần như liên tục (trừ thời gian ăn, ngủ) không có thời gian để thu gom rác thải. Về kết quả phân loại rác thải tại cảng trong thời gian thực hiện dự án cho thấy tổng lượng rác thải nhựa chiếm 7,4% trên tổng lượng rác thu gom, trong đó bao ni lông thải chiếm 4,7% và rác thải nhựa khác (chủ yếu là chai nhựa thải) chiếm 2,7%.  

Việc thu gom rác thải từ tàu cá còn được UBND thành phố quy định tại Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang năm 2020 và giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Quyết định này, Ban Quản lý đã phối hợp với Đồn Biên phòng Sơn Trà triển khai thu gom rác thải từ tàu cá cập cảng. Trong đó, Ban Quản lý thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân giao nộp rác thải khi cập cảng và cấp biên bản giao nhận rác cho tàu; Trạm kiểm soát Biên phòng Mân Quang (thuộc Đồn Biên phòng Sơn Trà) thực hiện kiểm soát và tuyên truyền việc giao nộp rác thải trước khi cho tàu xuất bến ra khơi khai thác hải sản. Kết quả từ đầu năm đến nay đã thực hiện ký cam kết về việc giao nộp rác thải đối với 1.075 tàu và thu gom được 5.900,3 kg từ 5.245 tàu.   

Những kết quả bước đầu từ việc thu gom rác tại cảng cá Thọ Quang đã tạo ra một hướng đi cho các cảng cá trên toàn quốc trong việc thu gom rác thải từ tàu đánh cá.

Hồng Ngân

 

 

 

 

Xem thêm >>

Tin tức
 Năm 2025, ngành thuỷ sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới tiềm năng   (10/01/2025 12:00:00 SA)
 4 cơ hội lớn để thuỷ sản vượt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong 2025   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu mới   (07/01/2025 12:00:00 SA)
 Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2025   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Nâng cao giá trị và chiến lược phát triển bền vững ngành thủy sản   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Giải pháp nào để xuất khẩu thuỷ sản không 'loanh quanh' mức 10 tỷ USD?   (03/01/2025 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...