Trang chủ   >  

Nhiều doanh nghiệp thủy sản không thể trụ vững nếu dịch COVID -19 kéo dài


(23/04/2020 12:00:00 SA)

Dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp tại các nước trên thế giới, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu (XK) thủy sản chắc chắn tiếp tục bị tác động, sẽ có nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là những DN nhỏ không thể trụ vững...

Ảnh minh họa.

Ngày 14/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dịch COVID-19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và XK thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính XK thủy sản trong tháng 3 chỉ đạt 549 triệu USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang những thị trường lớn bị ảnh hưởng dịch bệnh đều giảm mạnh. Trong đó, XK sang EU giảm sâu nhất (giảm 40%), sang Trung Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%.

Tính đến hết tháng 3/2020, XK thủy sản cả nước ước đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 14%. Trong đó, XK cá tra giảm mạnh nhất (giảm 31%), chủ yếu do XK sang thị trường Trung Quốc giảm từ 2 tháng đầu năm. XK các mặt hàng hải sản cũng giảm sâu (cá ngừ giảm 13,5%, mực - bạch tuộc giảm 28%), XK tôm giảm 4,3%.

Theo tìm hiểu của PV, giá tôm và cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đầu tháng 4 vẫn giảm, cụ thể như cá tra nguyên liệu có giá 18-18.500 đồng/kg, người nuôi lỗ từ 3.000 đồng/kg trở lên. Nguyên nhân do tâm lý người nuôi sợ rớt giá thêm nên thu hoạch sớm, trong khi một số DN tạm ngừng mua nguyên liệu vì đơn hàng giảm (bị hoãn, hủy, không có đơn hàng mới), kho lạnh để trữ hàng thì đã đầy…VASEP cho biết, dịch bùng phát, nhiều nước phong tỏa khiến cho hoạt động thương mại đình trệ, do vậy XK sang các thị trường sụt giảm mạnh. Các thị trường có tỷ lệ khách hàng yêu cầu hoãn giao hàng hoặc hủy đơn hàng tập trung chủ yếu là châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tiêu thụ chậm khiến việc thanh toán cũng bị trì hoãn ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của DN.

Diễn biến dịch COVID-19 còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình XK chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. DN chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít DN (nhất là những DN nhỏ) không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh.

DN thủy sản đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành liên quan nhằm giảm bớt áp lực và khó khăn, như miễn nộp kinh phí công đoàn, giảm thuế thu nhập DN, giảm giá điện, thuê kho lạnh, gia hạn thanh toán điện, giãn nợ, cho vay lãi suất thấp, giảm các thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra và chuẩn bị phương án và điều kiện để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất - XK sau dịch…

VIFEP (TP)

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)
 Thủy sản cán đích sớm   (09/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành Thuỷ sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng xuất khẩu năm 2025 bứt tốc   (04/12/2024 12:00:00 SA)
 Ứng dụng khoa học để phát triển nuôi tôm nước lợ   (04/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...