Mục
đích của hội thảo nhằm xem xét các mô hình kinh nghiệm trong nước,
bàn, trao đổi và chia sẻ ý tưởng về
các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Đầu mối Thuỷ sản tại 03 tỉnh Kiên
Giang, Cà Mau, Sóc Trăng. Đồng thời xác
định vai trò của các bên liên quan (nhà nước, doanh nghiệp thu mua - chế
biến - xuất khẩu, người sản xuất/HTX/Hội quán,...) trong việc xây dựng các bước
triển khai cụ thể (năm 2023 và 2024) cũng như vận hành trung tâm đầu mối sau này. Đề xuất một số giải pháp về cơ
cấu tổ chức, cơ chế chính sách để vận hành hiệu quả mô hình. Trung tâm Đầu mối thuỷ sản ven biển, thích
ứng với BĐKH khu vực bán đảo Cà mau.
Các bên
tham gia, đặc biệt là Cục Thuỷ Sản và 3 tỉnh Kiên
Giang, Cà Mau, Sóc Trăng tham gia trong Đề án thống nhất mỗi tỉnh tham gia
và đóng một vai trò trong chuỗi
giá trị sản phẩm thủy sản gắn
với vùng nguyên liệu thủy sản ven biển.
Tập hợp (một danh sách) các mong muốn và ý tưởng từ các
doanh nghiệp/đại diện cộng đồng kinh doanh, người sản xuất trong lĩnh vực thủy
sản ven biển (thuỷ sản nước lợ và mặn) và khả năng tham gia vào quá trình phát
triển chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản gắn với vùng nguyên liệu thủy sản ven biển
cũng đề xuất các cơ chế chính sách để tháo gỡ các rào cản, giải quyết các thách
thức trong chuỗi giá trị nghành thuỷ sản ven biển ĐBSCL.
Các bên đề
xuất các ưu tiên, chức năng, nhiệm vụ
của Trung tâm và vai trò của Bộ NNPTNT và các cơ quan trung ương khác có
liên quan, đặc biệt là các các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng. Thống nhất
các hoạt động chính cần triển khai
ngay (giữa Cục Thuỷ Sản, cơ quan/cán bộ đầu mối 3 tỉnh liên quan bao gồm
thời gian, mong đợi đầu ra và cơ quan chủ trì/phối hợp thực hiện.
VIFEP (Thu Huong)