Toàn cảnh kinh tế thủy sản năm 2019 và dự báo năm 2020


(31/12/2019 12:00:00 SA)

Toàn cảnh kinh tế thủy sản năm 2019 và dự báo năm 2020

1. Toàn cảnh kinh tế thủy sản năm 2019

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 GDP thủy sản theo giá thực tế đạt 205.252 tỷ đồng chiếm 3,4% GDP toàn quốc và chiếm 24,4% GDP toàn ngành nông nghiệp, chỉ đạt 80% so với mục tiêu chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (mục tiêu đến năm 2020 thủy sản chiếm 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - thủy sản nghiệp). Theo giá so sánh năm 2019 đạt 111.846 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2015-2019 chỉ đạt 5,3%/năm, với mức tăng trưởng này đến năm 2020 sẽ không thể đạt mục tiêu thủy sản chiếm 30 - 35% GDP trong khối nông, lâm, thủy sản nghiệp.

Cũng theo Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 GDP thủy sản tăng trưởng 6,3% so với năm 2018, bằng 0,89 lần so với tăng trưởng toàn quốc và tăng trưởng cao gấp 3,13 lần so với toàn ngành nông nghiệp (toàn quốc tăng trưởng 7,02% so với năm 2018; toàn ngành nông nghiệp tăng trưởng 2,01% so với năm 2018). Đạt được thành tựu này chủ yếu do nhờ tổng sản lượng thuỷ sản tăng 5,6% so với năm trước (ước tính đạt 8.200,8 nghìn tấn đạt vượt trên 1,2 triệu tấn so với mục tiêu Chiến lược và quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đề ra đến năm 2020 đạt 7 triệu tấn). Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 6,5% so với năm 2018 (ước đạt 4.432,5 nghìn tấn đạt 97,4% so với  mục tiêu Chiến lược và quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đề ra đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng chiếm 65% tổng sản lượng thủy sản); sản lượng thủy sản khai thác tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước (ước tính đạt 3.768,3 nghìn tấn đạt vượt trên 1,3 triệu tấn so mục tiêu Chiến lược và quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đề ra đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng chiếm 35% tổng sản lượng thủy sản); Cũng theo Tổng cục Hải quan, năm 2019 ước kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2018, đạt mục tiêu Chiến lược thủy sản đề ra đến năm 2020 đạt từ 8-9 tỷ USD. Tuy nhiên không đạt mục tiêu quy hoạch đề ra đến năm 2020 đạt 11 tỷ USD, nguyên nhân chủ yếu do gặp khó khăn ở thị trường nhập khẩu (giá tôm giảm do cạnh tranh từ ngành tôm của Ấn Độ, Ecuador và sản lượng tồn kho từ năm 2018 còn lớn, trong khi Trung Quốc bắt đầu siết chặt kiểm soát chất lượng, truy suất nguồn gốc tại biên giới và diễn biến khó lường của cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ).

Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 (Ngành nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Tuy nhiên, điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm chủ yếu do sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt khá) (Tổng cục Thống kê, 2019).


Hình 1. Cơ cấu GDP thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 2015-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Hình 2. Cơ cấu GDP thủy sản trong ngành nông nghiệp 2015-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Hình 3. Hiện trạng và mục tiêu đóng góp của GDP thủy sản vào GDP

chung toàn ngành nông, lâm thủy sản đến năm 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Hình 4. Tăng trưởng các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

. Một vài dự báo kinh tế thủy sản năm 2020

- Dự báo tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản năm 2020 sẽ tăng trưởng trên 7% so với năm 2019 (sai số dự báo ±5%). Với mức tăng trưởng này đến năm 2020 sẽ không đạt mục tiêu Chiến lược thủy sản đề ra đến năm 2020 thủy sản chiếm 30-35% GDP trong khối nông, lâm, thủy sản.

- Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ đạt trên 9 tỷ USD (sai số dự báo ±5,9%). Với mức tăng trưởng này đến năm 2020 sẽ không đạt mục tiêu Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD.


Hình 5. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2019 và dự báo 2020

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu của VASEP, 2019

          3. Tài liệu tham khảo

          - Tổng cục Hải quan (2019). Năm 2020, ngành thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều thách thức (https://haiquanonline.com.vn/nam-2020-nganh-thuy-san-tiep-tuc-doi-mat-nhieu-thach-thuc-117927.html).

          - Tổng cục Thống kê (2019). Tình hình Kinh tế-xã hội Việt Nam quý IV và cả năm 2019.

          - VASEP (2019). Thống kê số liệu xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2018 và 11 tháng năm 2019.


                                                                      ThS. Nguyễn Tiến Hưng

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản

Xem thêm >>

Tin tức
 Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD năm 2024   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Hội nghị đánh giá hiện trạng, xác định khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững ngành nhuyễn thể và rong tảo biển   (26/12/2024 12:00:00 SA)
 Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản   (24/12/2024 12:00:00 SA)
 Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh   (23/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản   (16/12/2024 12:00:00 SA)
 Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia   (13/12/2024 12:00:00 SA)
 Ngành thủy sản chủ động giảm phát thải   (09/12/2024 12:00:00 SA)

vifep.com.vn
Đang tải dữ liệu...